Trong các đoạn văn, đoạn thơ sau, có những câu không những lặp lại một số từ ngữ mà còn lặp lại cả kết cấu cú pháp

  • 1 Đánh giá

PHÉP LẶP CÚ PHÁP
Câu 1 (Trang 150 SGK) Trong các đoạn văn, đoạn thơ sau, có những câu không những lặp lại một số từ ngữ mà còn lặp lại cả kết cấu cú pháp.

  • Hãy xác định những câu có lặp kết cấu cú pháp và phân tích kết cấu cú pháp đó.
  • Cho biết phép lặp đó có tác dụng như thế nào.

a. Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp
Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa.

(Hồ Chí Minh - Tuyên ngôn độc lập)

b. Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa

(Nguyễn Đình Thi – Đất Nước)

c. Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya thắp sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm, nện cối đều đều suối xa

(Tố Hữu – Việt Bắc)

Bài làm:

a. Xác định các cặp câu có kết cấu lặp:
Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa.
Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.

Và:

Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập.
Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa.

Tác dụng:
Phép lặp đó có tác dụng nhấn mạnh ý (khắc sâu một ý), khẳng định chủ quyền. Tạo âm hưởng đanh thép, hùng hồn, thích hợp với việc khẳng định nền độc lập của Việt Nam và khẳng định thắng lợi của Cách mạng tháng Tám là đánh đổ chế độ thực dân và chế độ phong kiến.
b. Lặp kết cấu:

Trời xanh đây / là của chúng ta
Núi rừng đây / là của chúng ta
CN: Trời xanh, núi rừng
VN: của chúng ta

Lặp từ ngữ:
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa

Định ngữ: Những
Danh từ: cánh đồng, ngả đường, dòng sông
Định ngữ: thơm mát, bát ngát, đỏ nặng phù sa
Tác dụng: Phép lặp đó có tác dụng nhấn mạnh ý tự hào và tình yêu tha thiết đất nước của nhà thơ.
c.

Lặp kết cấu: Nhớ sao...

Tác dụng: Biểu hiện nỗi nh da diết của người ra đi đối với cảnh sinh hoạt và cảnh vật thiên nhiên Việt Bắc .

  • 85 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021