Phân tích vẻ đẹp của hình tượng người lính Tây Tiến của Quang Dũng (so sánh với...
Câu 8: trang 215 sgk Ngữ Văn 12 tập một
Phân tích vẻ đẹp của hình tượng người lính Tây Tiến của Quang Dũng (so sánh với hình tượng người lính trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu)
Bài làm:
1. Hình tượng người lính Tây Tiến là hình tượng xuyên suốt cả tác phẩm. Và cảm xúc bao trùm bài thơ là nỗi nhớ, vì thế nên mọi hình ảnh hiện về đều mang nỗi nhớ da diết về đồng đội, về những năm tháng không thể nào quên của Quang Dũng.
- Thiên nhiên hùng vĩ của Tây Bắc trong những dòng thơ cũng chỉ là phông nền cho người lính xuất hiện với những chặng đường hành quân dài dặc những gian khổ và hi sinh mất mát:
“Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời”
Và
“Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”
=> Phân tích thiên nhiên của Tây Bắc để thấy được cái khấp khểnh, gập ghềnh, những chặng đường vất vả của người lính
- Những kỉ niệm đẹp của tình quân dân và cảnh sông núi miền Tây đầy thơ mộng của Tổ quốc (Đoạn 2)
- Chân dung người lính Tây Tiến (Đoạn 3)
- Vẻ đẹp kiêu hùng của người lính Tây Tiến (2 câu đầu)
- Vẻ đẹp lãng mạn (2 câu tiếp)
- Vẻ đẹp bi tráng (4 câu cuối)
- Lời thề và lời hẹn ước của người lính Tây Tiến (Đoạn cuối)
=> Sự kết hợp giữa ngòi bút hiện thực và bút phá lãng mạn tạo nên hình ảnh của những người lính Tây Tiến vừa gân guốc, oai hùng lại vừa lãng mạn, tài hoa.
2. So sáng với hình tượng người lính trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu
Giống nhau:
- Đều là hình tượng của những người lính trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp - thiếu thốn đủ thứ về vật chất, từ quân phục, thuốc thang, trang thiết bị cần thiết...
- Ở họ đều hiện lên vẻ đẹp của những người lính oai hùng, dũng cảm, với tình cảm đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn
- Cả hai bài thơ đều mang chất hiện thực và vẻ đẹp lãng mạn
Khác nhau:
- Đồng chí:
- Những người lính trong bài thơ Đồng chí là những người lính xuất thân từ những người nông dân chân chất, hiền lành, lần đầu tiên cầm súng ra trận. Và đây cũng là trận chiến đấu tiên của họ.
- Người lính trong Đồng chí mới chỉ trải qua những khó khăn, thiếu thốn vật chất, những cơn sốt rét rừng chứ chưa trải qua sự hi sinh, mất mát. Cái chết không được nhắc đến ở đây
- Tây Tiến
- Người lính Tây Tiến xuất thân là những học sinh, sinh viên Hà Nội nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc mà xếp bút nghiên lên đường tranh đấu.
- Người lính Tây Tiến không chỉ phải chiến đấu trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn gian khổ mà còn phải chứng kiến sự hi sinh của đồng đội. Cả bài thơ đã có tới hai lần Quang Dũng nhắc tới cái chết
- Là những con người trẻ tuổi nên những người lính Tây Tiến hiện lên với vẻ trẻ trung, lạc quan, yêu đời của những anh thanh niên 20 tuổi trong cách nhìn ngắm cuộc sống, trong những đêm liên hoan lửa trại, trong cả cách đối mặt với cái chết, sự thiếu thốn, trong cả nỗi nhớ về dáng kiều ở Hà Nội
Xem thêm bài viết khác
- Nội dung chính bài Thực hành một số phép tu từ cú pháp
- Nội dung chính bài Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận
- Quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Hồ Chí Minh? Chứng minh mối quan hệ...
- Tại sao nói thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị?
- Nét độc đáo trong cách thể hiện niềm vui Cao – Bắc – Lạng được giải phóng qua phần đầu và phần cuối của bài thơ?
- Giữa sóng và em trong bài thơ có mối liên hệ như thế nào? Anh/chị có nhận xét gì về nghệ thuật kết cấu bài thơ? Người phụ nữ đang yêu thấy sự tương đồng giữa các trạng thái của tâm hồn mình với những con sóng. Hãy tự chỉ ra sự tương đồng đó
- Qua bài thơ, anh/chị hình dung như thế nào về chân dung người lính Tây Tiến?
- Trong đoạn thơ sau, vần nào được lặp lại nhiều nhất? Nêu tác dụng biểu hiện sắc thái ý nghĩa của phép điệp vần đó
- Nội dung chính bài Đất nước ( Nguyễn Khoa Điềm)
- Nội dung chính bai Phong cách ngôn ngữ khoa học
- Vì sao tác giả cho rằng ngôi sao sáng Nguyễn Đình Chiểu phải sáng tỏ hơn nữa không chỉ trong thời ấy, mà cả trong thời đại hiện nay?
- Soạn văn bài: Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận