Văn học Việt Nam từ 1945 1975 phát triển qua mấy chặng đường? Nêu những thành tựu chủ yếu của mỗi chặng đường.
Câu 2 (Trang 18 – SGK). Văn học Việt Nam từ 1945 - 1975 phát triển qua mấy chặng đường? Nêu những thành tựu chủ yếu của mỗi chặng đường.
Bài làm:
Văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975 có thể chia làm 3 chặng. Thành tựu chủ yếu của mỗi chặng đường như sau:
a. Văn học từ 1945 – 1954
- Chủ đề: là ca ngợi Tổ Quốc và quần chúng cách mạng, kêu gọi tinh thần đoàn kết, cổ vũ phong trào Nam tiến, biểu dương những tấm gương vì nước quên mình. Từ 1946 trở đi văn học tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống Pháp, thẻ hiên tự hào dân tộc và niềm tin vào tương lai tất thắng của cuộc kháng chiến.
- Thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ, kịch, lí luận, nghiên cứu và phê bình văn học,... đều đạt được những thành tựu mới. Có thể kể tên một số tác phẩm tiêu biểu: (Đôi mắt (Nam Cao), Làng (Kim Lân), Vùng mỏ (Vò Huy Tâm), Xung kích (Nguyễn Đình Thi), Đất nước đứng lên (Nguyên Ngọc), tập truyện Truyện Tây Bắc (Tô Hoài), tập thơ Việt Bắc (Tố Hữu), các bài thơ kháng chiến của Hồ Chí Minh: Cảnh khuya, Nguyên tiêu, Báo tiệp... Tây tiến (Quang Dũng), Đồng chí (Chính Hữu), Lí luận phê bình: chưa phát triển lắm nhưng có một số sự kiện và tác phẩm có ý nghĩa quan trọng, như chủ nghĩa Mác và những vấn đề văn hóa (Trường Chinh).
b. Văn học từ 1955 – 1964
- Chủ đề: Văn học tập trung thể hiện hình ảnh người lao động, ca ngợi công cuộc đi lên xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc đồng thời thể hiện tình cảm sâu nặng với miền Nam ruột thịt, nói lên nỗi đau chia cắt và thể hiện ý chí thống nhất đất nước.
- Thể loại:
Truyện ngắn: mở rộng đề tài, mở rộng phạm vi thâm nhập đến từng ngóc ngách của đời sống xã hội.
- Đề tài kháng chiến chống Pháp: Sống mãi với thủ đô, Cao điểm cuối cùng.
- Đề tài hiện thực cuộc sống: Vợ nhặt, Tranh tối tranh sáng.
- Công cuộc xây dựng CNXH: Người lái đò sông Đà, Mùa lạc, Cái sân gạch.
Thơ: có sự kết hợp giữa yếu tố lãng mạn và yếu tố hiện thực: Gió lộng, Ánh sáng và phù sa, Riêng chung.
Kịch đã có những tác phẩm được dư luận chú ý như: Một đảng viên (Học Phi), Ngọn lửa (Nguyễn Vũ), Quẫn (Lộng Chương), Chị Nhàn và Nổi gió (Đào Hồng Cẩm)...
c. Văn học từ 1965 – 1975
- Chủ đề: Toàn bộ nền văn học của cả hai miền Nam, Bắc tập trung vào cuộc chiến đấu chống Mĩ cứu nước với chủ đề bao trùm là ca ngợi tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
- Ở tiền tuyến lớn miền Nam, những tác phẩm viết trong máu lửa của chiến tranh đã phản ánh nhanh nhạy và kịp thời cuộc chiến đấu của quân dân miền Nam anh dũng. Tác giả tiêu tiểu: Nguyễn Thi, Nguyễn Trung Thành, Anh Đức, Nguyễn Quang Sáng, Trần Hiếu Minh, Phan Tứ, thơ của Lê Anh Xuân, Nguyễn Khoa Điềm, Giang Nam, Thanh Hải...
- Ở miền Bắc phải kể đến những tác phẩm truyện kí của Nguyễn Tuân, Nguyễn Thành Long, Nguyễn Kiên, Nguyên Khải, Nguyễn Minh Châu, Hữu Mai, Chu Văn... và nhiều tập thơ của Tố Hữu, Chế Lan Viên, Nguyễn Đình Thi, Xuân Diệu, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy, Xuân Quỳnh, Bằng Việt, Chính Hữu... Các tác phẩm của các nhà thơ đã phản ánh chân thực, sinh động đời sống chiến trường, sự ác liệt, những hi sinh, tổn thất... trong chiến tranh. Đặc biệt, họ đã dựng nên bức chân dung tinh thần của cả một thế hệ trẻ chống Mĩ. Họ đă đem đến cho nền thơ Việt Nam một tiếng thơ mới mẻ, trẻ trung, sôi nổi.
- Thể loại: Phát triển mạnh mẽ các thể loại truyện kí, thơ, kịch…
Xem thêm bài viết khác
- Nội dung chính bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận
- Soạn văn bài: Nghị luận về một hiện tượng đời sống
- Phân tích cách gieo vần, ngắt nhịp khổ đầu bài thơ Tống biệt hành của Tâm Tâm để thấy sự đổi mới, sáng tạo trong thể thơ bảy tiếng hiện đại so với thất ngôn truyền thống
- Bản thông điệp nêu lên vấn đề gì? Vì sao tác giả cho rằng đó là một vấn đề rất cần đặt lên “vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự về vấn đề chính trị và hành động thực tế” của mỗi quốc gia và mỗi cá nhân?
- Trong lời kêu gọi mọi người phải nỗ lực phòng chống HIV/AIDS nhiều hơn nữa, tác giả đã đặc biệt nhấn mạnh đến điều gì?
- Nêu những nét lớn trong cuộc đời Tố Hữu
- Soạn văn hay: Tuyên ngôn độc lập (Trang 38 42 SGK)
- Phân tích màu sắc dân tộc được biểu hiện qua cách sử dụng hình ảnh của tác giả
- Soạn văn bài Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003
- Nội dung chính bài Đất nước (Nguyễn Đình Thi)
- Nhận xét về độ dài ngắn của các câu thơ, cách lựa chọn hình ảnh và nhịp điều trong bài thơ. Cách viết như vậy có tác dụng gì?
- Phân tích đoạn thơ “Mùa thu nay khác rồi” đến “Những buổi ngày xưa vọng nói về”