Nêu cảm nhận của anh (chị) khi đọc đoạn thơ: Không ai chôn cất tiếng đàn...
Câu 2: trang 166 sgk Ngữ Văn 12 tập một
Nêu cảm nhận của anh (chị) khi đọc đoạn thơ:
"Không ai chôn cất tiếng đàn
Tiếng đàn như cỏ mọc hoang
Giọt nước mắt vầng trằng
Long lanh trong đáy giếng"
Bài làm:
Cuối cùng thì lời di chúc của Lor – ca đã không trở thành hiện thực: phát xít đã xử bắn chàng, bí mật ném xác chàng. Và cũng vì thương xót cho số phận , ngưỡng mộ cho tài năng nên hậu thế đã không quên đi hình bóng cũng như nghệ thuật của chàng. Vì vậy tiếng đàn là hiện thân của nghệ thuật vẫn còn có sức sống bền bỉ như loài “cỏ mọc hoang”. Nhưng ta cũng có thể hiểu nhân loại thiếu vắng Lor – ca, nghệ thuật đã thiếu kẻ chỉ đường nên giống như loài cỏ mọc. Dù hiểu theo cách nào thì dòng thơ của Thanh Thảo cũng chứa đựng sự nâng niu, trân trọng, lòng ngưỡng mộ trước một tài năng lớn. Hình ảnh giọt nước mắt là tình cảm xót thương mà hậu thế dành cho Lor – ca, còn Lor – ca mãi như vầng trằng vĩnh hằng, vời vợi chiếm lĩnh cả khoảng trời thăm thẳm nơi đáy giếng. Thanh Thảo đã lựa chọn được chuỗi hình ảnh thật đẹp để xoáy thêm nỗi đau đọng lại bởi những miền không gian nối tiếp.
Xem thêm bài viết khác
- Viết một bài (một đoạn) văn nghị luận có đề tài liên quan đến một vấn đề thời sự đang đặt ra một cách bức thiết trong đời sống
- Soạn văn 12 bài Bác ơi! (Bài đọc thêm) trang 167 sgk
- Hình ảnh nhân dân trong kỉ niệm của nhà thơ được gợi lên qua hình ảnh những con người cụ thể nào? Phân tích những khổ thơ nói về những kỉ niệm đó để làm rõ sự nghiệp gắn bó và lòng biết ơn sâu nặng của nhà thơ với nhân dân
- Soạn văn hay: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
- Soan văn 12 bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trang 174
- Soạn văn bài: Tây Tiến
- Soạn văn bài Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Tuyên ngôn độc lập
- Niềm hạnh phúc lớn lao khi gặp lại nhân dân được nhà thơ thể hiện trong khổ thơ nào? Phân tích đặc sắc về nghệ thuật của khổ thơ đó
- Văn thơ Nguyễn Đình Chiểu vẫn không xa lạ với giới trẻ ngày nay, và việc học những tác phẩm như Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của ông ở nhà trường là rất bổ ích...
- Nêu rõ cảm nghĩ của mọi người Việt Nam trước sự ra đi của Bác (ba khổ cuối)
- Bút pháp của Quang Dũng trong bài thơ là bút pháp hiện thực hay lãng mạn. Phân tích so sánh tác phẩm “Tây tiến” của Quang Dũng để làm rõ bút pháp đó