Nội dung chính bài Bác ơi! (Bài đọc thêm)
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1:Trình bày những nội dung chính trong bài bài Bác ơi! (Bài đọc thêm). Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 12 tập 1.
Bài làm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Giới thiệu chung
- Tác giả
Tố Hữu là người sáng tác nhiều nhất, có nhiều tác phẩm sâu sắc và cảm động về Bác Hồ như Hồ Chí Minh, Sáng tháng Năm, Cánh chim không mỏi,....Những tác phẩm ấy không chỉ là cảm nghĩ của cá nhân nhà thơ mà còn là tấm lòng của người dân Việt Nam hướng về Bác Hồ vĩ đại, người cha già của dân tộc Việt Nam.
Tác phẩm
Bài thơ được sáng tác vào ngày 6/9/1969, in trong tập Ra trận. Hoàn cảnh sáng tác: Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần từ 2/9/1969 giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ. Cả dân tộc ta và nhân dân thế giới đã biểu lộ niềm đau xót và tiếc thương vô hạn trước sự qua đời của Bác - người anh hùng giải phóng dân tộc, vị lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam.
2. Phân tích văn bản
- Nỗi đau xót lớn lao trước sự kiện Bác Hồ qua đời
Nỗi đau trước sự ra đi của bác không chỉ thể hiện qua con người mà còn cảnh vật. Tất cả đều như lặng đi trước sự ra đi của bác. Cảnh vật và con người dường như có sự hoà hợp với nhau "Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa...". Cả con người và cảnh vật đều khóc thương trước sự ra đi của Bác. Nỗi đau đớn, xót xa, mất mát như bao trùm lên cả thiên nhiên, đất trời và cả lòng người
- Hình tượng Bác Hồ hiện lên qua sáu khổ thơ tiếp với những lí tưởng sống, đức tính, phẩm chất tốt đẹp.
Bác chưa lúc nào thôi nhọc lòng vì nỗi nước nhà. Bác chiến đấu vì non sông, đất nước, chăm lo muôn mối như lòng mẹ/ Cho hôm nay và cho mai sau...Lí tưởng và lẽ sống của Bác là đấu tranh vì nền độc lập, tự do cho dân tộc.
Sữa để em thơ, lụa để già. Tình thương bao la của Bác là dành cho tất cả mọi người. Đối với Bác, chỉ cần là người lao động thì ở đâu cũng bị đọa đầy, khổ sở như nhau. Cảm nhận của người Việt Nam trước sự ra đi của Bác:
Nỗi nhớ khôn nguôi của những người con Việt Nam với người cha già vĩ đại của dân tộc khi phải chấp nhận sự thật đau đớn rằng Bác đã không còn nữa.
- Cảm nhận của nhân dân Việt Nam trước sự ra đi của Bác
Thương Bác, nhớ Bác, đau đớn bao nhiêu thì nhân dân Việt Nam sẽ vươn lên mạnh mẽ bấy nhiêu. Bác ra đi đúng thời điểm cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra gay go và ác liệt nhất. Nỗi đau quá lớn ấy tưởng như có thể đánh gục ý chí của nhân dân cả nước, nhưng nó không những tiếp thêm động đấu tranh mà còn khiến nhân dân mãi nhớ lời Bác dặn trong di chúc, mong mỏi suốt cuộc đời của Bác chính là được nhìn thấy miền Nam giải phóng, đất nước thống nhất, hòa bình, nhân dân được sống trong ấm no và hạnh phúc. Chính vì thế, để Bác yên lòng và hoàn thành tâm nguyện suốt cuộc đời của Bác, cả dân tộc sẽ vẫn vững bước, quyết tâm chiến đấu với kẻ thù, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đây cũng chính là tâm nguyện của cả dân tộc Việt Nam.
B. Phân tích chi tiết nội dung bài học
1. Phân tích chi tiết văn bản
- Nỗi đau xót lớn lao trước sự kiện Bác Hồ qua đời
Trong bốn câu thơ đầu, nỗi đau trước sự ra đi của bác không chỉ thể hiện qua con người mà còn cảnh vật. Tất cả đều như lặng đi trước sự ra đi của bác. Cảnh vật và con người dường như có sự hoà hợp với nhau "Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa...". Cả con người và cảnh vật đều khóc thương trước sự ra đi của Bác. Nỗi đau đớn, xót xa, mất mát như bao trùm lên cả thiên nhiên, đất trời và cả lòng người.
Cảm nhận của con người
Sự xót xa, đau đớn tột cùng qua những hình ảnh hành động được thực hiện trong vô thức, thể hiện cảm xúc không tin vào sự thật rằng Bác đã ra đi: chạy về thăm Bác, lần theo lối sỏi quen, đứng dưới thang nhìn lên trên căn nhà sàn của Bác. Trước kia, khi Bác làm việc, rèm sẽ được vén lên và ánh đèn phòng Bác sẽ sáng đến tận khuya nhưng giờ thì ánh đền ấy không còn nữa. Căn phòng của Bác cũng lặng thinh, không còn bóng dáng của Người.
: "Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!" thể hiện sự ngỡ ngàng đến bàng hoàng và không tin vào sự thật rằng Bác đã ra đi. Khi nỗi đau quá lớn thì câu nói thốt ra như bật khỏi cảm xúc, con người thương rơi vào trạng thái mơ hồ, không chấp nhận sự thật như một cách để tự bảo vệ mình. Tác giả cũng như vậy. Ông thẫn thờ dưới sân nhà để tìm kiếm bóng hình quen thuộc của vị cha già, nhưng tất cả chỉ còn trong kí ức, Bác đã ra đi thật rồi.
Cảnh vật
Hoang vắng, lạnh lẽ, cô đơn: ướt lạnh vườn rau, mấy gốc dừa; phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn,...
Cảnh vật xinh đẹp, đầy màu sắc và căng tràn nhựa sống trong khu vườn quanh nhà Báccô đơn, vì không ai chăm sóc, cũng không có ai thưởng thức vẻ đẹp, nâng niu chúng nữa: Trái bưởi kia vàng ngọt với ai; thơm cho ai nữa, hỡi hoa nhài, quanh mặt hồ in mây trắng bay....
- Hình tượng Bác Hồ hiện lên qua sáu khổ thơ tiếp với những lí tưởng sống, đức tính, phẩm chất tốt đẹp.
Bác chưa lúc nào thôi nghỉ ngơi về việc nước, việc dân. Bác chiến đấu vì non sông, đất nước, chăm lo muôn mối như lòng mẹ, Cho hôm nay và cho mai sau...Lí tưởng của Bác là đấu tranh vì độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.
Sữa để em thơ, lụa để già.=> Thể hiện tình thương bao la của Bác là dành cho tất cả mọi người. Đối với Bác, chỉ cần là người lao động thì ở đâu cũng bị đọa đầy, khổ sở như nhau, vì vậy chúng ta phải đứng lên đòi quyền lợi cho họ, sống vì chính nghĩa, hoà bình và đoàn kết. Bác có thể sống cực khổ, thiếu thốn dù bản thân mình là lãnh tụ để nhường những gì tốt nhất cho người khác.
- Cảm nhận của nhân dân Việt Nam trước sự ra đi của Bác
Thương Bác, nhớ Bác, đau đớn bao nhiêu thì nhân dân Việt Nam sẽ vươn lên mạnh mẽ bấy nhiêu.
Bác ra đi đúng thời điểm cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra gay go và ác liệt nhất. Nỗi đau quá lớn ấy tưởng như có thể đánh gục ý chí của nhân dân cả nước, nhưng nó không những tiếp thêm động đấu tranh mà còn khiến nhân dân mãi nhớ lời Bác dặn trong di chúc, mong mỏi suốt cuộc đời của Bác chính là được nhìn thấy miền Nam giải phóng, đất nước thống nhất, hòa bình, nhân dân được sống trong ấm no và hạnh phúc. Chính vì thế, để Bác yên lòng và hoàn thành tâm nguyện suốt cuộc đời của Bác, cả dân tộc sẽ vẫn vững bước, quyết tâm chiến đấu với kẻ thù, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đây cũng chính là tâm nguyện của cả dân tộc Việt Nam.
2. Tổng kết
- Nội dung
Đọc bài thơ Bác ơi!, câu, chữ nào cũng làm người đọc xúc động vì sự ra đi của vị lãnh tụ vĩ đại. Xúc động nhưng không bi quan, chán nản mà giúp chúng ta biến đau thương, nhớ tiếc thành hành động cách mạng. Thông qua lòng tiếc thương vô bờ bài thơ đã khắc hoạ hình tượng Bác Hồ với cuộc đời cao đẹp được cả dân tộc trọng vọng và nhớ mãi. Một con người sống có lí tưởng cao cả, giàu tình nhân ái, sống khiêm tốn, giản dị và quên mình.
- Nghệ thuật
Kết cấu rõ ràng. Giọng điệu trữ tình đặc trưng, ngọt ngào, tha thiết của tình thương mến, kính trọng. Nghệ thuật biểu hiện của bài thơ đậm đà bản sắc dân tộc.
- Ý nghĩa
Bài thơ như một bài điếu văn để thể hiện sự tiếc nuối trước sự ra đi của Bác. Bác đã đi về nơi vĩnh hằng nhưng những gì bác đã làm cho nước nhà và nhân dân vẫn được đời đời ghi ơn và nhớ mãi. Qua đó còn thể hiện sức mạnh tinh thần đoàn kết to lớn của nhân dân ta khi nhớ tâm nguyện của Bác Hồ, quyết tâm giải phóng miền Nam đất nước thống nhất.
Xem thêm bài viết khác
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Sóng của Xuân Quỳnh
- Nêu rõ cảm nghĩ của mọi người Việt Nam trước sự ra đi của Bác (ba khổ cuối)
- Nội dung chính bài Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX
- Những đặc điểm cơ bản của phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh
- Hình ảnh con tàu và Tây Bắc ngoài ý nghĩa cụ thể còn có ý nghĩa biểu tượng. Hãy đọc kĩ bài thơ để hiểu được ý nghĩa biểu tượng đó. Căn cứ vào nội dung bài thơ, hãy cắt nghĩa nhan đề và bốn câu thơ đề từ
- Hãy viết một đoạn văn về Tố Hữu và bài thơ Việt Bắc, trong đó có sử dụng phép chêm xen. Phân tích tác dụng của phép chêm xen trong trường hợp đó
- Sưu tầm những bài (đoạn) văn hay, trong đó tác giả đã sử dụng kết hợp thành công...
- Nét độc đáo trong cách thể hiện niềm vui Cao – Bắc – Lạng được giải phóng qua phần đầu và phần cuối của bài thơ?
- Soạn văn bài: Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc
- Nội dung chính bài Bác ơi! (Bài đọc thêm)
- Có thể thấy bài văn nghị luận này không khô khan mà trái lại, có sức hấp dẫn, lôi cuốn. Vì sao?
- Sông Hương khi chảy vào thành phố Huế có nét đặc trưng gì? Phát hiện của tác giả về nét riêng biệt của dòng sông cho thấy những điều gì trong tình cảm của tác giả đối với xứ Huế và dòng sông ?