Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975?
Câu 2: trang 215 sgk Ngữ Văn 12 tập 1
Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975?
Bài làm:
Văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 có 3 đặc điểm
a. Văn học vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó mật thiết với vận mệnh chung của đất nước
- Nền văn học mới được kiến tạo theo mô hình "Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận" (Hồ Chí Minh) cùng với kiểu nhà văn mới: nhà văn – chiến sĩ. Nhà văn gắn bó ngòi bút của mình với cuộc chiến đấu, biến ngòi bút thành vũ khí tấn công kẻ thù.
- Văn học tập trung vào hai đề tài lớn là:
- Đề tài Tổ quốc
- Đề tài Chủ nghĩa xã hội
b. Nền văn học hướng về đại chúng
- Nhà văn gắn bó với nhân dân lao động (khác với văn học trước 1945).
- Nhà văn phải có nhận thức, nhãn quan đúng về nhân dân, có tình cảm tốt đẹp với nhân dân, nhận ra công lao to lớn của họ trong lao động sản xuất và sự nghiệp giải phóng dân tộc
- Nền văn học của ta mang tính nhân dân sâu sắc với những biểu hiện:
- Lực lượng sáng tác: bổ sung những cây bút từ trong nhân dân.
- Nội dung sáng tác: phản ánh đời sống nhân dân, tâm tư, khát vọng, nỗi bất hạnh của họ trong xã hội cũ, phát hiện khả năng và phẩm chất của người lao động, tập trung xây dựng hình tượng quần chúng cách mạng.
- Nghệ thuật: giản dị, dễ hiểu, ngắn gọn, tìm đến những hình thức nghệ thuật quen thuộc với nhân dân, phát huy thể thơ dân tộc.
c. Nền văn học mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
- Khuynh hướng sử thi: vươn tới những cái lớn lao, phi thường qua những hình ảnh tráng lệ:
- Đề tài: số phận chung của cả cộng đồng, liên quan đến giai cấp, đồng bào, Tổ quốc và thời đại.
- Nhận vật: tiêu biểu cho lí tưởng chung của dân tộc, gắn bó số phận mình với số phận đất nước, kết tinh những phẩm chất cao đẹp của cộng đồng.
- Con người: không phải là con người cá nhân là mà là con người với ý thức công dân, lẽ sống lớn và tình cảm lớn. Nếu nói đến cái riêng thì cũng phải hoà với cái chung
- Lời văn mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng và đẹp một cách tráng lệ:
- Khuynh hướng lãng mạn:
- Là khuynh hướng tràn đầy mơ ước, hướng tới tương lai
- Khẳng định lí tưởng của cuộc sống mới, vẻ đẹp của con người mới, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
=> Xem thêm
Xem thêm bài viết khác
- Nội dung chính bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Đàn ghi-ta của Lor-ca
- Soạn văn bài: Nghị luận về một hiện tượng đời sống
- Đoạn văn sau của Chế Lan Viên đã bị lược bỏ các dấu câu. Hãy đặt các dấu câu cần thiết vào các vị trí thích hợp để đảm bảo sự trong sáng của đoạn văn
- Nhận xét hình thức nghệ thuật đậm đà tính dân tộc của bài thơ trong đoạn trích đoạn này
- So sánh Chữ người tử tù (Ngữ văn 11, tập một) với Người lái đò sông Đà, nhận xét những điểm thống nhất...
- Phân tích vẻ đẹp của hình tượng người lính Tây Tiến của Quang Dũng (so sánh với...
- Việc Xvai-gơ luôn gần Đô-xtôi-ép-xki với bối cảnh thời sự chính trị và văn chương có tác dụng như thế nào trong việc làm nổi bật vai trò của nhà văn?
- Phân tích bài thơ Chiều tối (Mộ) trong tập Nhật kí trong tù để làm rõ sự hòa hợp độc đáo...
- So sánh hiện tượng lặp kết cấu cú pháp trong những câu văn xuôi, những câu thơ ở bài 1 với kết cấu của những câu thuộc các thể loại khác sau đây để thấy điểm giống nhau và khác nhau của chúng a.
- Sưu tầm những bài (đoạn) văn hay, trong đó tác giả đã sử dụng kết hợp thành công...
- Nhận xét về độ dài ngắn của các câu thơ, cách lựa chọn hình ảnh và nhịp điều trong bài thơ. Cách viết như vậy có tác dụng gì?