Nội dung chính bài Đô xtôi ép xki
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1:Trình bày những nội dung chính trong bài Đô- xtôi- ép- xki. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 12 tập 1
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Giới thiệu chung
- Tác giả:
Xtê- phan Xvai-gơ (1881 – 1942) ông là một người Áo gốc Do Thái, ông là nhà văn nổi tiếng với nhưng tác phẩm hay khởi đầu cho diễn đàn văn học ở Việt Nam.
- Tác phẩm
Tác phẩm Đô xtôi ép xki Chia làm 3 phần nói về cuộc đời của nhà văn Đô- xtôi- ép- xki. Bài đã ca ngợi người anh hùng luôn đấu tranh cho chính nghĩa và phải chịu kết cục là cái chết đau thương.
2. Phân tích văn bản
- Cuộc đời của nhà văn Đô-xtôi-ép-xki, khó khăn vất vả mà tác giả đã phải trải qua
Nỗi khổ về vật chất và tinh thần, thân thể sống leo lét, không có tiền phải cầu xin "xa lạ, thấp hèn". Ông trở nên xa lạ với mọi người. Bị lưu đày khỏi quê hương.
=> Là nhà văn có số phận nghiệt ngã không kém gì các nhân vật do ông tạo ra.
- Nghị lực lao động của nhà văn Đô-xtôi-ép-xki
Là một nhà văn lao động không biết mệt mỏi. Trong hoàn cảnh khó khăn nhất, ông vẫn cho ra đời hàng loạt những tác phẩn văn học đồ sộ xuất sắc.
B. Phân tích chi tiết nội dung bài học
- Cuộc đời của nhà văn Đô-xtôi-ép-xki nói về những khó khăn vất vả mà nhà văn phải trải qua:
Tác giả đưa ra những khó khăn về vật chất và tinh thần:
Nỗi khổ về vật chất: điều kiện sống của nhà văn lâm vào cảnh khốn cùng
Thân thể gầy gò sống leo lét qua ngày
Vì không có tiền nên nhà văn phải cầu xin "xa lạ, thấp hèn", đánh vào lòng tự trọng của một nhà văn, một trí thức lớn.
Không có tiền phải cầm cố "biết bao lần phải quỳ gối", "cầm chiếc quần đùi cuối cùng", "tiếng khóc tuyệt vọng xé ruột"....
Điều kiện sống của ông khó khăn trăm đường: vợ rên rỉ trong cơn đau đẻ, chủ nhà dọa gọi cảnh sát, bà đỡ đẻ đòi tiền, bản thân bị bệnh nặng.
Tác giả còn chỉ ra nỗi khổ về tinh thần:
Nhà văn trở nên xa lạ với mọi người. Không ai biết, không ai nhớ mặt đặt tên. Bị lưu đày khỏi quê hương trong khi lòng ông ngày đêm mong muốn được sống với quê hương: "trái tim chỉ đập vì nước Nga".
=> Tái hiện lại chân thật hoàn cảnh của nhà văn Đô- xtôi ép- xki là nhà văn có số phận nghiệt ngã không kém gì các nhân vật do chính ông tạo ra. Ông làm văn chương như chính để kể về cuộc chuyện cuộc đời ông.
- Nghị lực lao động của nhà văn Đô-xtôi-ép-xki, vượt qua khó khăn để đến với những thành công
Ông là một nhà văn lao động không biết mệt mỏi:
Trong hoàn cảnh khó khăn nhất, thiếu thốn từ cái ăn, cái mặc ông vẫn cho ra đời hàng loạt những tác phẩn văn học đồ sộ xuất sắc: Tội ác và trừng phạt, Lũ người quỷ ám, Anh em nhà Ka-ra-ma-zốp....
Ông coi lao động văn chương là niềm yêu thích, là sự giải thoát và là nỗi khổ của thực tại mang cho ông:
Các tác phẩm chính là "rượu ngọt làm ông ngây ngất", là "niềm hoan lạc lớn nhất đời ông".
Ông là nhà văn lao động không biết mệt mỏi dù là nỗi khổ về tiền bạc, bệnh tật giày vò ông từng ngày. Cuối cùng với tài năng và lòng nhiệt huyết của nhà văn cuối cùng được nhìn thấy. Ông được trở về với nước Nga- đất nước xinh đẹp của mình.
- Cái chết của ông là cú sốc trong mọi tầng lớp nhân dân
Cái chết của một người luôn đi tìm chính nghĩa: "một phút đau đớn câm lặng, rồi cùng một lúc, không thỏa thuận trước, từ các thành phố xa xôi nhất, các đoàn đâị biểu kéo đến để viếng ông. Một làn sóng yêu thương cuồng nhiệt dâng lên từ mọi nơi của thành phố ngàn tháp chuông...". Phố Thợ Rèn nơi quản linh cữu ông đen nghịt người; run rẩy, im lặng....."
Khát vọng của ông về một nước Nga thống nhất thành hiện thực, trước mộ ông còn để ngỏ, tất cả các phái đảng đoàn kết lại trong một lời nguyền đầy yêu thương và cảm phục."
"Trong giờ phút cuối cùng, ông đã cho đất nước ông một sự hòa giải chốc lát". Ông xứng đáng là nhà văn vĩ đại của nước Nga và tình cảm của nhân dân đã chứng minh điều đó
=> Bài đã ca ngợi người anh hùng luôn đấu tranh cho chính nghĩa và phải đối đầu với Nga Hoàng và phải chịu kết cục là cái chết đau thương.
3. Tổng kết
- Nội dung
Nói về cuộc đời đầy cay đắng, tủi nhục, nghiệt ngã và khổ đau của nhà văn Đô-xtôi-ép-xki. Qua đó ca ngợi nghị lực phi thường và tình yêu tổ quốc của nhà văn Đô-xtôi-ép-xki.
- Nghệ thuật
Tái hiện cuộc đời đại thi hào Nga Đô-xtôi-ép-xki bằng những chi tiết đắt giá, sinh động. Sử dụng nghệ thuật đối lập giữa cuộc đời nghiệt ngã và tài năng vĩ đại đã làm nổi bật được con người và tính cách của nhà văn. Lập luận chặt chẽ, bố cục rõ ràng.
- Ý nghĩa
Đô-xtôi-ép-xki là bài đã ca ngợi người anh hùng luôn đấu tranh cho chính nghĩa và phải đối đầu với Nga Hoàng và phải chịu kết cục là cái chết đau thương. Qua đó thể hiện lòng cảm phục, tiếc thương của tác giả với nhà văn vĩ đại của nước Nga
Xem thêm bài viết khác
- Phân tích màu sắc dân tộc được biểu hiện qua cách sử dụng hình ảnh của tác giả
- Theo tác giả, vì sao văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng giống như “những vì sao có ánh sáng khác thường”, “con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy”?
- Hình ảnh nhân dân trong kỉ niệm của nhà thơ được gợi lên qua hình ảnh những con người cụ thể nào? Phân tích những khổ thơ nói về những kỉ niệm đó để làm rõ sự nghiệp gắn bó và lòng biết ơn sâu nặng của nhà thơ với nhân dân
- Khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong chiến đấu và vai trò của Việt Bắc trong cách mạng và kháng chiến được khắc họa ra sao?
- Hãy nói những ví dụ cụ thể về cách sử dụng chất liệu văn hóa dân gian của tác giả. Từ đó tìm hiểu những đóng góp riêng của nhà thơ về nghệ thuật biểu đạt
- Đoạn văn sau của Chế Lan Viên đã bị lược bỏ các dấu câu. Hãy đặt các dấu câu cần thiết vào các vị trí thích hợp để đảm bảo sự trong sáng của đoạn văn
- Nội dung chính bài Phát biểu theo chủ đề
- Cách viết của nhà văn đã thay đổi thế nào khi chuyển sang biểu hiện sông Đà như một dòng chảy trữ tình Bài 3 trang 192 SGK Ngữ văn 12 tập 1
- Nội dung chính bài Nghị luận về một hiện tượng đời sống
- Hình ảnh con tàu và Tây Bắc ngoài ý nghĩa cụ thể còn có ý nghĩa biểu tượng. Hãy đọc kĩ bài thơ để hiểu được ý nghĩa biểu tượng đó. Căn cứ vào nội dung bài thơ, hãy cắt nghĩa nhan đề và bốn câu thơ đề từ
- Nội dung chính bài Đất nước (Nguyễn Đình Thi)
- Nội dung chính bài Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX