Nội dung chính bài Gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt (tiếp theo)
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt ". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 10 tập 2.
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm
- Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là trách nhiệm của mỗi người Việt Nam, trong đó có tầng lớp học sinh – sinh viên, những người thương xuyên sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp xã hội, trong học tập, nghiên cứu và trong các hoạt động nghề nghiệp sau này. Đó chính là trách nhiệm đối với tiếng mẹ đẻ của mình. Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, khi nói hoặc viết cần thực hiện được những yêu cầu sau:
B. Nội dung chính cụ thể
- Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là trách nhiệm của mỗi người Việt Nam, trong đó có tầng lớp học sinh – sinh viên, những người thương xuyên sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp xã hội, trong học tập, nghiên cứu và trong các hoạt động nghề nghiệp sau này.
- Có ý thức tôn trọng và tình cảm yêu quý tiếng Việt.
- Có thói quen cẩn trọng, cân nhắc, “lựa lời” khi sử dụng tiếng Việt để giao tiếp, sao cho lời nói thích hợp với các nhân tố giao tiếp và đạt được hiệu quả cao nhất.
- Rèn luyện năng lực nói và viết theo đúng các chuẩn mực về ngữ âm, về chữ viết, về từ ngữ, ngữ pháp và về các đặc điểm phong cách.
- Cần tránh những câu nói thô tục, kệch cỡm, tránh những yếu tố pha tạp, lai căng, tuy rằng vẫn cần tiếp nhận những từ ngữ hoặc cách diễn đạt có giá trị tích cực của ngôn ngữ khác.
- Muốn đạt được sự trong sáng của tiếng việt, mỗi cá nhân cần có tình cảm quý trọng, có hiểu biết về tiếng Việt, có ý thức và thói quen sử dụng tiếng Việt theo các chuẩn mực, các quy tắc chung, sao cho lời nói vừa đúng, vừa hay, đạt được mức độ “lời hay, ý đẹp” và vừa có văn hóa.
Ví dụ: Các từ ngữ Nguyễn Du và Hoài Thanh nói về các nhân vật rất chuẩn xác vì miêu tả đúng diện mạo hoặc lột tả được tính cách nhân vật.
- Kim Trọng: rất mực chung tình
- Thuý Vân: cô em gái ngoan
- Hoạn Thư: người đàn bà bản lĩnh khác thường, biết điều mà cay nghiệt
- Thúc Sinh: sợ vợ
Xem thêm bài viết khác
- Anh/ chị có nhận xét gì về âm điệu, nhịp điệu của bài thơ? Âm điệu, nhịp điệu đó được tạo nên bởi những yếu tố nào?
- Nôi dung chính bài Thực hành một số phép tu từ ngữ âm
- Bản thông điệp nêu lên vấn đề gì? Vì sao tác giả cho rằng đó là một vấn đề rất cần đặt lên “vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự về vấn đề chính trị và hành động thực tế” của mỗi quốc gia và mỗi cá nhân?
- Nét độc đáo trong cách thể hiện niềm vui Cao – Bắc – Lạng được giải phóng qua phần đầu và phần cuối của bài thơ?
- Soạn văn bài: Việt Bắc (Phần một: Tác giả)
- Chọn một đoạn trích và phân tích đoạn thơ đó: Một vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc
- Trong đoạn thơ sau, vần nào được lặp lại nhiều nhất? Nêu tác dụng biểu hiện sắc thái ý nghĩa của phép điệp vần đó
- Soạn văn bài Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ
- Soạn văn 12 bài Quá trình văn học và phong cách văn học
- Trong phần đầu của đoạn trích (từ đầu đến “làm nên Đất nước muôn đời”), tác giả đã cảm nhận về đất nước trên những phương diện nào? Cách cảm nhận của tác giả có gì khác với các nhà thơ cùng viết về đề tài này
- Những chặng đường thơ Tố Hữu gắn bó như thế nào với những chặng đường cách mạng của bản thân nhà thơ, với những giai đoạn phát triển của cách mạng Việt Nam?
- Soạn văn bài: Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận