Soạn văn bài: Tây Tiến
Bài thơ Tây Tiến (Quang Dũng) nói lên nỗi nhớ và niềm tự hào về đồng đội thân yêu, những chiến sĩ hào hoa, dũng cảm, giàu lòng yêu nước trong đoàn binh Tây Tiến đã chiến đấu và hi sinh vì Tổ quốc. KhoaHoc sẽ tóm tắt những kiến thức trọng tâm và hướng dẫn soạn văn chi tiết các câu hỏi của bài. Mời các bạn cùng tham khảo.
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
- Tác giả: Quang Dũng (1921 – 1988) tham gia kháng chiến, vừa làm lính đánh giặc, vừa làm thơ. Một hồn thơ tài hoa, bút pháp lãng mạn. Tập thơ tiêu biểu nhất của Quang Dũng là Mây đầu ô, trong đó có bài Tây Tiến viết năm 1948.
- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ:
- Tây Tiến là phiên hiệu của môt đơn vị quân đội được thành lập vào đầu năm 1947, gồm nhiều thanh niên, học sinh, sinh viên Hà Nội, chiến đấu trên núi rừng Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình, miền Tây Thanh Hóa và cả Sầm Nưa (Lào).
- Khoảng cuối mùa xuân năm 1947 Quang Dũng ra nhập đoàn quân Tây Tiến. Đây là đơn vị thành lập năm 1947 với nhiệm vụ bảo vệ biên giới Việt Lào. Địa bàn hoạt động khá rộng từ Lai Châu, Mộc Châu sang Sầm Nưa rồi về miền tây Thanh Hóa. Thành phần người lính là gồm những thanh niên Hà Nội hào hoa phong nhã. Họ phải chịu một đời sống thiếu thốn mọi mặt vậy nhưng họ luôn giữ được tinh thần lạc quan vui tươi cùng nhau đấu tranh bảo vệ đất nước
- Đoàn quân Tây Tiến sau một thời gian hoạt động ở Lào trở về thành lập trung đoàn 52. Cuối năm 1948 tại Phù lưu Chanh nhà thơ Quang Dũng bỗng nhớ về đồng đội và đơn vị của mình nên đã dành hết cảm xúc làm nên bài thơ Tây Tiến
- Chủ đề: Bài thơ là những kí ức của Quang Dũng. Cảm xúc bao trùm là nỗi nhớ “chơi vơi” nồng nàn, tha thiết, làm sống lại những kỉ niệm tự nhiên, chân thật gắn liến với cuộc đời chiến đấu của đoàn binh Tây Tiến trên một vùng núi non hiểm trở của Tây Bắc.
- Bài thơ nói lên nỗi nhớ và niềm tự hào về đồng đội thân yêu, những chiến sĩ hào hoa, dũng cảm, giàu lòng yêu nước trong đoàn binh Tây Tiến đã chiến đấu và hi sinh vì Tổ quốc.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1 (Trang 90 SGK) Theo văn bản, bài thơ có bốn đoạn. Nêu ý chính của mỗi đoạn và chỉ ra mạch liên kết giữa các đoạn.
Câu 2 (Trang 90 SGK) Nét đặc sắc của bức tranh thiên nhiên được vẽ ra ở đoạn thơ thứ nhất? Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến hiện ra trên nền cảnh thiên nhiên ấy như nào?
Câu 3 (Trang 90 SGK) Đoạn thơ thứ hai lại mở ra một thế giới khác với những vẻ đẹp mới của con người và thiên nhiên miền Tây, khác với cảnh vật ở đoạn thơ thứ nhất. Hãy phân tích để làm rõ vẻ đẹp ấy
Câu 4 (Trang 90 SGK) Phân tích hình ảnh người lính Tây Tiến được tác giả tập trung khắc họa ở đoạn thơ thứ ba. Qua đó, hãy làm rõ vẻ đẹp lãng mạn và chất bi tráng của hình ảnh người lính Tây Tiến.
Câu 5 (Trang 90 SGK) Ở đoạn thơ thứ tư, nỗi nhớ Tây Tiến được diễn tả như thế nào? Vì sao nhà thơ viết “Hồn về Sầm Nưa chẳng về xuôi”?
Luyện tập
Bài tập 1 (Luyện tập - Trang 90)
Bút pháp của Quang Dũng trong bài thơ là bút pháp hiện thực hay lãng mạn. Phân tích so sánh tác phẩm “Tây tiến” của Quang Dũng để làm rõ bút pháp đó.
Bài tập 2 (Luyện tập - Trang 90)
Qua bài thơ, anh/chị hình dung như thế nào về chân dung người lính Tây Tiến?
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài Tây Tiến. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 12 tập 1
Phần tham khảo, mở rộng
Câu 1: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Tây Tiến của Quang Dũng
Câu 2: Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng cất lên “ Nghe như ngậm nhạc trong miệng ” Phân tích bài thơ Tây Tiến để làm rõ ngòi bút nghệ thuật của Quang Dũng.
Xem thêm bài viết khác
- Nội dung chính bài Người lái đò sông Đà
- Những nét chính về quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Quan điểm đó giúp anh/chị hiểu sâu sắc thêm văn thơ của Người như thế nào?
- Soạn văn bài: Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận
- Nỗi đau xót lớn lao trước sự kiện Bác Hồ qua đời đã được diễn tả như thế nào...
- Soạn văn bài: Việt Bắc (Phần một: Tác giả)
- Soạn văn bài: Phát biểu theo chủ đề
- Tìm những luận điểm chính của bài viết. Anh/chị thấy cách sắp xếp các luận điểm đó có gì khác với trật tự thông thường?
- Nội dung chính bài Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận
- Sáu khổ giữa bài thơ tập trung thể hiện hình tượng Bác Hồ như thế nào...
- Hiệu quả của lối cấu trúc những hình ảnh trái ngược khi thể hiện chân dung của Đô-xtôi-ép-xki?
- Trong thiên tùy bút tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào để khắc họa một cách ấn tượng hình ảnh con sông Đà hung bạo. Bài 2 trang 192 SGK Ngữ văn 12 tập 1
- Đoạn tả sông Hương chảy xuôi về đồng bằng và ngoại vi thành phố bộc lộ những phẩm chất nào trong ngòi bút của tác giả? Hiệu quả thẩm mĩ của lối viết đó.