Nội dung chính bài thơ Tây Tiến
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài Tây Tiến. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 12 tập 1
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Giới thiệu chung
- Tác giả:
Quang Dũng (1921 – 1988) tham gia kháng chiến. Là một hồn thơ tài hoa, bút pháp lãng mạn. Tập thơ tiêu biểu nhất của Quang Dũng là Mây đầu ô, trong đó có bài Tây Tiến viết năm 1948.
- Tác phẩm
Tây Tiến là môt đơn vị quân đội được thành lập vào đầu năm 1947 chiến đấu trên núi rừng Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình, miền Tây Thanh Hóa và cả Sầm Nưa ( Lào). Đây là đơn vị thành lập năm 1947 với nhiệm vụ bảo vệ biên giới Việt Lào.
Đoàn quân Tây Tiến sau một thời gian hoạt động ở Lào trở về thành lập trung đoàn 52. Cuối năm 1948 tại Phù lưu Chanh nhà thơ Quang Dũng bỗng nhớ về đồng đội và đơn vị của mình nên đã dành hết cảm xúc làm nên bài thơ Tây Tiến. Bài thơ là những kí ức của Quang Dũng. Làm sống lại những kỉ niệm tự nhiên, chân thật gắn liến với cuộc đời chiến đấu của đoàn binh Tây Tiến trên một vùng núi non hiểm trở của Tây Bắc.
2. Phân tích văn bản
- Khung cảnh thiên nhiên miền Tây và những cuộc hành quân gian khổ của đoàn quân Tây Tiến
Tác giả nhớ cảnh thiên nhiên núi rừng Tây Bắc hoang sơ, dữ dội và những ngày tháng gian lan vất vả cùng đồng đội trải những chặng đường hành quân xa xôi, hiểm trở. Các chàng lính Tây Tiến không chỉ đối mặt với những địa hình hiểm trở mà đêm tối còn phải đối mặt với những hiểm nguy ở nơi rừng thiêng, nước độc. Bên cạnh những nguy hiểm rình rập ở Tây Bắc với thiên nhiên dữ dội, ta cũng biết đến một Tây Bắc lãng mạn, bình dị với hình ảnh hoa về trong đêm hơi, những bản làng bình dị.
Hình ảnh chiến sĩ "dãi dầu" không bước nữa có thể là giây phút nghỉ ngơi của những người lính sau chặng đường hành quân vất vả, song đó cũng có thê là sự nghỉ ngơi vĩnh viễn của các anh để sống mãi với núi rừng Tây Bắc.
- Những kỉ niệm đẹp về tình quân dân trong đêm liên hoan và cảnh sông nước miền Tây thơ mộng
- Cảnh đêm liên hoan văn nghệ
Không khí đêm liên hoan tưng bừng, cả doanh trại như một ngày hội, xuất hiện hình ảnh các cô gái với trang phục cổ truyền lộng lẫy trong các điệu múa. Hình ảnh những người lính trẻ: bay bổng, say mê trong không khí ấm áp tình người ở bản làng quê.
- Cảnh sông nước miền Tây
Thiên nhiên đẹp, huyền ảo, hoang dại, thiêng liêng. Xuất hiện với thiên nhiên là hình ảnh dáng người trên độc mộc: dáng điệu mềm mại, uyển chuyển mà hiên ngang, khỏe mạnh.
- Chân dung người lính Tây Tiến
Hình ảnh người lính Tây tiến được miêu tả chân thực, vừa thể hiện được gian khổ của cuộc chiến tranh vừa thể hiện niềm tự hào về dáng vẻ kì dị nhưng độc đáo của người lính. Tâm hồn người lính hào hoa, phong nhã, mang nét đặc trưng của những chàng trai Hà thành với giấc mộng cứu nước trở về Hà Nội với những người thân thương. Người lính sẵn sàng hi sinh, họ coi cái chết rất nhẹ nhàng như sự trở về với đất mẹ.
- Lời thề gắn bó với Tây Tiến và miền Tây
Mùa xuân năm ấy là thời điểm lịch sử khó khăn, gian khổ. Lời thề của người lính Tây Tiến vẫn gắn bó máu thịt với đoàn quân Tây Tiến và miền Tây.
B. Phân tích chi tiết nội dung bài học
- Khung cảnh thiên nhiên miền Tây và những nỗi nhớ về cuộc hành quân gian khổ của đoàn quân Tây Tiến
4 câu thơ đầu với cảm xúc chủ đạo: “nhớ chơi vơi” => Thể hiện nỗi nhớ da diết bao trùm, mênh mang đầy ắp lên mọi cảnh vật, con người. Điệp vần "ơi" cho ta thấy sự mênh mông, da diết. Cảnh thiên nhiên núi rừng Tây Bắc hiện lên hoang sơ, dữ dội và hiểm trở Với các địa danh hành quân được nhắc đến như Sài Khao Mường Lát. Đoàn quân Tây Tiến phải đi từ rất sớm khi trời vẫn còn sương và về khi đêm đã buông kín lối.
Hình ảnh thơ: sương lấp, mây, mưa, thác, cọp... gợi nên sự gian nan, vất vả. Sử dụng từ láy giàu giá trị tượng hình như khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút, điệp từ dốc => gợi sự quanh co, gập ghềnh, địa hình hiểm trở.
Tác giả sáng tạo trong việc sử dụng hình ảnh thơ độc đáo: “súng ngửi trời” vừa diễn tả độ cao của địa hình vừa diễn tả cách nói tinh nghịch, lạc quan của những người lính.
“Cọp trêu người”, “thác gầm thét” => Là hình ảnh nhân hoá gợi sự hoang sơ, man dại kết hợp với thời gian: “chiều chiều”, “đêm đêm” => Những người lính phải thường xuyên đối mặt với điều hiểm nguy nơi chốn rừng thiêng nước độc.
=> Tác giả đã dử dụng các câu thơ dày đặc thanh trắc có tác dụng to lớn trong việc diễn tả sự gập ghềnh, trắc trở của địa hình.
Cảnh thiên nhiên miền Tây lãng mạn, bình dị, mang lại hương vị ngọt ngào, nồng ấm:
Tác giả sử dụng các hình ảnh:
"Hoa về trong đêm hơi; Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi; Cơm lên khói, nhà em thơm nếp xôi"=> Là nơi dừng chân của những người lĩnh qua những bản làng, thể hiện sự gắn bó, ấm áp, thấm đượm tình người của các chiến sĩ với nhân dân.
Hình ảnh người lính Tây Tiến: “dãi dầu không bước nữa”, “gục lên súng mũ bỏ quên đời” => NHững giây phút nghỉ ngơi của những người lính sau chặng đường hành quân vất vả, song đó cũng có thê là sự nghỉ ngơi vĩnh viễn của các anh để về với đất mẹ.
Bốn câu thơ là những nỗi niềm của tác gỉa thể hiện nỗi nhớ đầu tiên của nhà thơ về đơn vị cũ. Nó gắn liền với con sông Mã với những cuộc hành quân qua nhiều chặng đường gập ghềnh với nhiều khó khăn vất vả.
- Những kỉ niệm đẹp về tình quân dân trong đêm liên hoan và cảnh sông nước miền Tây thơ mộng
- Cảnh đêm liên hoan văn nghệ
Không khí đêm liên hoan tưng bừng, cả doanh trại như một ngày hội, một lễ cưới: doanh trại bừng lên hội đuốc hoa. Hình ảnh trung tâm: các cô gái với trang phục cổ truyền lộng lẫy, e thẹn, tình từ trong các điệu múa say mê. Hình ảnh những người lính trẻ: bay bổng, say mê trong không khí ấm áp tình người
⇒ Bốn câu thơ miêu tả vẻ đẹp tình tứ của các cô gái miền Tây, tình quân dân thắm thiết của người lính với nhân dân.
- Cảnh sông nước miền Tây
Hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp, huyền ảo:
Chiều sương ấy màn sương mờ ảo, mang đậm màu sắc huyền thoại, cổ tích; Hồn lau: hình ảnh cây lau phất phơ như có hồn
Xuất hiện hình ảnh con người với dáng người trên độc mộc: dáng điệu mềm mại, uyển chuyển mà hiên ngang, khỏe mạnh.
=> Bằng bút pháp lãng mạn, quang Dũng đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên thơ mộng, cuộc sống sinh hoạt đầm ấm của con người vùng núi sơn cước.
- Chân dung người lính Tây Tiến
Ngoại hình: “không mọc tóc”, “quân xanh màu lá”, “mắt trừng gửi mộng”. Hình ảnh người lính Tây tiến được miêu tả chân thực thể hiện hiện thực khốc liệt của cuộc chiến tranh. Tác giả không nói giảm nói tránh mà qua đó thể hiện niềm tự hào về dáng vẻ kì dị của người lính.
Ngoại hình gân guốc là thế nhưng người lính vẫn mang tâm hồn hào hoa, lãng mạn, đặc trưng của người con Hà thành
“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới/Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm” => Thể hiện ý chí sắt đá: sẵn sàng hi sinh, tuổi trẻ cho tổ quốc
=> Qua đó cũng thể hiện lí tưởng xả thân vì đất nước của thế hệ trẻ sau cách mạng tháng Tám.
Sự hi sinh của người lính được phác hoạ qua những hình ảnh thơ:
“biên cương”, “mồ viễn xứ”, “áo bào”, “về đất”. “khúc độc hành”→ Người lính xem cái chết, sự hi sinh rất nhẹ nhàng, thanh thản.⇒ Vẻ đẹp bi tráng của những người lính
- Lời thề gắn bó với Tây Tiến và miền Tây
Mùa xuân ấy là thời điểm lịch sử khó khăn, gian khổ mà những người chiến sĩ Tây Bắc đã trải qua cùng nhau. Hồn về Sầm Nứa, chẳng về xuôi: Lời thề của người lính Tây Tiến mãi nhớ về, gắn bó máu thịt với đoàn quân Tây Tiến.
3. Tổng kết
- Nội dung:
Tái hiện lại một thời kì kháng chiến anh hùng. Hình ảnh người lính Tây Tiến bi tráng, lãng mạn trên nền thiên nhiên miền Tây vừa dữ dội, hiểm nguy, vừa thơ mộng, trữ tình.
- Nghệ thuật:
Là Sự kết hợp hài hòa giữa bút pháp lãng mạn và hiện thực, cách sử dụng ngôn từ , hình ảnh thơ độc đáo
- Ý nghĩa
Bài thơ Tây Tiến (Quang Dũng) đã nói lên nỗi nhớ và niềm tự hào về đồng đội thân yêu, những chiến sĩ hào hoa, dũng cảm, giàu lòng yêu nước trong đoàn binh Tây Tiến đã chiến đấu và hi sinh vì Tổ quốc.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn văn hay: Tuyên ngôn đọc lập (Phần một: Tác giả)
- Phân tích hiệu quả của phép lặp cú pháp kết hợp với phép liệt kê trong hai đoạn trích
- Cảm hứng thẩm mĩ và văn phong của Hoàng Phủ Ngọc Tường qua đoạn trích bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông?
- Văn thơ Nguyễn Đình Chiểu vẫn không xa lạ với giới trẻ ngày nay, và việc học những tác phẩm như Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của ông ở nhà trường là rất bổ ích...
- Niềm hạnh phúc lớn lao khi gặp lại nhân dân được nhà thơ thể hiện trong khổ thơ nào? Phân tích đặc sắc về nghệ thuật của khổ thơ đó
- Soạn văn bài: Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm)
- Nội dung chính bài Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Bác ơi!
- Trong lời kêu gọi mọi người phải nỗ lực phòng chống HIV/AIDS nhiều hơn nữa, tác giả đã đặc biệt nhấn mạnh đến điều gì?
- Hãy tìm những câu thơ thể hiện rõ nhất chất suy tưởng và triết lí của thơ Chế Lan Viên
- Những nhận xét sau đây đúng hay sai? Vì sao?
- Soạn văn bài: Đọc thêm: Đô-xtôi-ép-xki