Quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Hồ Chí Minh? Chứng minh mối quan hệ...
Câu 3: trang 215 sgk Ngữ Văn 12 tập một
Quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Hồ Chí Minh? Chứng minh mối quan hệ nhất quán giữa quan điểm sáng tác với sự nghiệp văn học của Người.
Bài làm:
- Quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh
- Coi văn học là vũ khí chiến đấu phục vụ cho sự nghiệp CM. Nhà văn cũng là người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng.
- Chú trọng tính chân thật và tính dân tộc trong văn học: nhà văn phải miêu tả cho hay, cho chân thật và cho hùng hồn hiện tượng phong phú của đời sống và phải giữ cho tình cảm chân thật; đề cao sự sáng tạo của người nghệ sĩ, chú ý phát huy cốt cách dân tộc và có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
- Luôn xác định mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức tác phẩm (viết cho ai? viết làm gì? viết cái gì? viết như thế nào?)
- Quan điểm và sự nghiệp sáng tác của Hồ Chí Minh có sự nhất quát với nhau
- Các sáng tác của Người dù là thể loại nào cũng rất giàu tính chiến đấu. Từ truyện ngắn, các tác phẩm kí đến văn chính luận và thơ. Chẳng hạn, trong văn bản chính luận Tuyên ngôn độc lập ý chí chiến đấu của người chiến sĩ được thế hiện qua lòng quyết tâm của toàn thể nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống lại kẻ thù "Toàn thể nhân dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy". Hoặc trong các tác phẩm thơ, văn học của Người như một thứ vũ khí sắc bén để chống lại cảnh tù đày, sống tự do, phóng khoáng với tâm hồn mình "Thân thể ở trong lao/Tinh thần ở ngoài lao/Muốn lên sự nghiệp lớn/Tinh thần phải càng cao"
- Tính chân thực và tính dân tộc trong các sáng tác của Hồ Chí Minh chính là những sự kiện trong đời sống hiện thực. Vi hành viết về chuyến viếng thăm của vua Khải Định ở Pháp, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến viết khi thực dân Pháp lăm le muốn quay lại cướp nước ta lần nữa, Tức cảnh Pác Bó là khoảng thời gian thiếu thốn, vất vả khi Bác sống và làm việc tại chiến khu Việt Bắc. Hiện thực được nhắc tới trong sáng tác của Bác không chỉ dừng lại ở việc tái hiện một cách đơn thuần, mà quan trọng là nó hiện lên trong sự sáng tạo về hình ảnh, ngôn ngữ và cái tinh thần cuả một người chiến sĩ trong đó.
- Luôn xuất phát từ mục đích, đối tượng để quyết định đến nội dung và hình thức của tác phẩm chính là yếu tố cuối cùng trong mối quan hệ nhất quán giữa quan điểm và sự nghiệp sáng tác của Hồ Chí Minh. Với các áng văn chính luận, mục đích của Người là vạch trần tội ác, kêu gọi sức mạnh của tập thể còn đối tượng là nhân dân, kẻ thù và những người dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới nên Người viết với một lối văn chính luận sắc sảo, chặt chẽ, dẫn chứng xác thực, giọng điệu đanh thép và giàu tính luận chiến (Tuyên ngôn độc lập, Bản án chế độ thực dân Pháp, ...). Với thơ tuyên truyền hướng tới những người dân lao động với mục đích tuyên truyền, khích lệ tinh thần nên Bác viết về những thứ rất đơn giản, bình dị bằng ngôn ngữ gần gũi, dễ hiểu (Ca sợi chỉ, ca binh lính,...)
=> Xem thêm
Xem thêm bài viết khác
- Viết một bài (một đoạn) văn nghị luận có đề tài liên quan đến một vấn đề thời sự đang đặt ra một cách bức thiết trong đời sống
- Soạn văn 12 bài Bác ơi! (Bài đọc thêm) trang 167 sgk
- Hình ảnh nhân dân trong kỉ niệm của nhà thơ được gợi lên qua hình ảnh những con người cụ thể nào? Phân tích những khổ thơ nói về những kỉ niệm đó để làm rõ sự nghiệp gắn bó và lòng biết ơn sâu nặng của nhà thơ với nhân dân
- Soạn văn hay: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
- Soan văn 12 bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trang 174
- Soạn văn bài: Tây Tiến
- Soạn văn bài Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Tuyên ngôn độc lập
- Niềm hạnh phúc lớn lao khi gặp lại nhân dân được nhà thơ thể hiện trong khổ thơ nào? Phân tích đặc sắc về nghệ thuật của khổ thơ đó
- Văn thơ Nguyễn Đình Chiểu vẫn không xa lạ với giới trẻ ngày nay, và việc học những tác phẩm như Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của ông ở nhà trường là rất bổ ích...
- Nêu rõ cảm nghĩ của mọi người Việt Nam trước sự ra đi của Bác (ba khổ cuối)
- Bút pháp của Quang Dũng trong bài thơ là bút pháp hiện thực hay lãng mạn. Phân tích so sánh tác phẩm “Tây tiến” của Quang Dũng để làm rõ bút pháp đó