Hãy tìm những câu thơ thể hiện rõ nhất chất suy tưởng và triết lí của thơ Chế Lan Viên
Câu 5 (Trang 146 SGK) Hãy tìm những câu thơ thể hiện rõ nhất chất suy tưởng và triết lí của thơ Chế Lan Viên.
Bài làm:
Từ những câu thơ bày tỏ tình cảm cụ thể, riêng tư đối với thiên nhiên, đất nước, con người Tây Bắc, nhà thơ đã nâng lên thành những câu thơ có chất suy tưởng khái quát giống như châm ngôn nhưng chứa chan tình cảm, xúc cảm về quê hương đất nước:
Nhớ bản sương giăng nhớ đèo mây phủ
Nơi nào qua lòng lại chẳng yêu thương
Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn.
Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương.
Thể hiện niềm nhớ thương đằm thắm, sâu nặng với những mảnh đất mình đã đi qua. Những câu thơ triết lí nhưng không khô khan bởi vì nó dựa vào quy luật của tình cảm. Những miền đất lạ theo thời gian và nghĩa tình sẽ âm thầm bồi đắp tình yêu cho con người. Để rồi khi đi xa, những mảnh đất đó vẫn mãi theo người.
Từ những cảm xúc suy tư về những chuyển hóa kì diệu của tâm hồn của người đúc kết thành triết lí đó chính là nét độc đáo trong phong cách thơ Chế Lan Viên.
Xem thêm bài viết khác
- Tác giả đã giúp chúng ta nhận xét những “ánh sáng khác thường” nào của ngôi sao sáng Nguyễn Đình Chiểu trên bầu trời băn nghệ Việt Nam qua: Cuộc sống và quan niệm sáng tác của nhà thơ
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Tây Tiến
- Nội dung chính bài Đất nước (Nguyễn Đình Thi)
- Những nhận xét sau đây đúng hay sai? Vì sao?
- Nội dung chính bài Phát biểu theo chủ đề
- Những suy nghĩ và cảm nhận của Nguyễn Đình Thi về quê hương, đất nước Việt Nam trong phần cuối của bài thơ
- Nội dung chính bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận
- Hình ảnh về mùa thu Hà Nội trong hoài niệm của nhà thơ có những điểm gì đặc sắc?
- Hãy viết một đoạn văn thuộc loại văn bản khoa học phổ cập sự cần thiết của việc bảo vệ môi trường sống (nước, không khí và đất) Bài 4 trang 76 SGK Ngữ văn 12
- Nội dung chính bài Gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt
- Soạn văn bài: Việt Bắc (Phần một: Tác giả)
- Soan văn 12 bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trang 174