Hình ảnh về mùa thu Hà Nội trong hoài niệm của nhà thơ có những điểm gì đặc sắc?
Câu 2 (Trang 126 SGK) Hình ảnh về mùa thu Hà Nội trong hoài niệm của nhà thơ có những điểm gì đặc sắc?
Bài làm:
- 3 câu thơ đầu: là cảm xúc trực tiếp trong một buổi sáng mùa thu, gợi nỗi nhớ thu xưa (3 dòng đầu của bài thơ): không khí mát trong, gió thu thổi nhẹ (giống thu xưa) chỉ có “hương cốm mới” có thể là tưởng tượng nhưng đó lại là bằng chứng cho thấy nhà thơ rất nhớ mùa thu Hà Nội. Bởi lẽ ai đã từng sống ở Hà Nội thì không thể quên “hương cốm mới”, một hương vị rất đặc trưng của thu Hà Nội.
- 4 câu thơ tiếp theo: “Những ngày thu đã xa” nhưng hình ảnh và cảm xúc vẫn còn in đậm trong nỗi nhớ của tác giả:
- Chủ thể trữ tình trong cảnh thu Hà Nội xưa là người giã từ Hà Nội ra đi kháng chiến. Người ra đi có cái dứt khoát của một sự tự chủ, một quyết tâm (biểu hiện qua tư thế “đầu không ngoảnh lại”) nhưng không phải vì thế mà không lưu luyến và cả một thoáng buồn ,
- Mùa thu Hà Nội hiện ra trong hoài niệm của nhà thơ với những cảm giác rất tinh tế: Thời tiết vào thu “chớm lạnh”, cái lạnh tạo cảm giác mát mẻ nhưng cũng gợi bao nỗi niềm, không gian tĩnh vắng, phảng phất buồn, phố xá, “xao xác” hắt hiu bởi gió heo may đã về. Thu buồn nhưng vẫn đẹp với sắc vàng muôn thuở của nắng, của lá rơi đầy thềm nhà, hè phố.
- Bốn câu thơ đã thể hiện được hồn thu Hà Nôi: thật đẹp, thật gợi cảm trong cái buồn hắt hiu, vắng lặng của Hà Nội những năm bị giặc chiếm đóng.
==> Như vậy, đoạn thơ đã diễn tả thành công hình ảnh mùi hương của mùa thu Hà Nội. Đó là một bức tranh đẹp nhưng phảng phất nỗi buồn
Xem thêm bài viết khác
- Niềm hạnh phúc lớn lao khi gặp lại nhân dân được nhà thơ thể hiện trong khổ thơ nào? Phân tích đặc sắc về nghệ thuật của khổ thơ đó
- Soạn văn bài: Sóng
- Nội dung chính bài Phát biểu theo chủ đề
- Soạn văn hay: Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX
- Nội dung chính bài thơ Tây Tiến
- Bài thơ được viết theo thể thơ tự do, thiết lập cấu tứ trên dòng cảm xúc mãnh liệt...
- So sánh những nét giống nhau và khác nhau về cách gieo vần, ngắt nhịp, hài thanh trong luật thơ ngũ ngôn truyền thônga ở bài Mặt trăng (mục II.3 trang 103-104 SGK) với đoạn thơ năm tiếng bài Sóng của Xuân Quỳnh
- Bản thông điệp nêu lên vấn đề gì? Vì sao tác giả cho rằng đó là một vấn đề rất cần đặt lên “vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự về vấn đề chính trị và hành động thực tế” của mỗi quốc gia và mỗi cá nhân?
- Có nhiều câu thơ, bài thơ so sánh tình yêu với sóng và biển. Hãy sưu tầm những câu thơ, bài thơ đó
- Soạn văn 12 bài Quá trình văn học và phong cách văn học
- Hãy viết một đoạn văn về Tố Hữu và bài thơ Việt Bắc, trong đó có sử dụng phép chêm xen. Phân tích tác dụng của phép chêm xen trong trường hợp đó
- Soạn văn 12 bài Ôn tập phần Văn học trang 213 sgk