Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Đề bài: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường
Bài làm:
1. Giá trị nội dung
- Đoạn trích là hình ảnh của dòng sông Hương thơ mộng, trữ tình đầy chất thơ khi ở thượng nguồn đến khi về với thành phố Huế. Vẻ đẹp của sông Hương hiện lên với từng bước đi trong cuộc hành trình trở về với người tình thơ mộng. Và trong mỗi bước đi ấy, sông Hương như trưởng thành, thay đổi, lớn lên để từ một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại trở thành một bà mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở
- Qua đoạn trích, người đọc cũng có thể cảm nhận được tình yêu, niềm tự hào tha thiết, sâu lắng mà Hoàng Phủ Ngọc Tường dành cho dòng sông quê hương, cho xứ Huế thân yêu và cũng là cho đất nước.
2. Giá trị nghệ thuật
- Sông Hương được tái hiện bằng một vốn hiểu biết phong phú về văn hóa, lịch sử, địa lý và văn chương của tác giả.
- Những cảm xúc sâu lắng cùng văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế và tài hoa đã tạo nên sức hấp dẫn của đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Xem thêm bài viết khác
- Hãy phân tích một đoạn thơ trong bài Tràng giang của Huy Cận
- Soạn văn bài: Tây Tiến
- Nội dung chính bài Luật thơ (tiếp theo) Kiến thức trọng tâm và soạn văn chi tiết
- Hãy đọc lời quảng cáo sau đây và cho biết từ nước ngoài nào không cần thiết sử dụng vì đã có từ tiếng việt có ý nghĩa và sắc thái biểu cảm thích hợp với nội dung cần biểu đạt
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Đò lèn
- Vấn đề đặt ra và hệ thống luận điểm, cách triển khai lí lẽ và dẫn chứng trong các bài viết Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao...
- Phân tích cách gieo vần, ngắt nhịp khổ đầu bài thơ Tống biệt hành của Tâm Tâm để thấy sự đổi mới, sáng tạo trong thể thơ bảy tiếng hiện đại so với thất ngôn truyền thống
- Phân tích hình ảnh người lính Tây Tiến được tác giả tập trung khắc họa ở đoạn thơ thứ ba. Qua đó, hãy làm rõ vẻ đẹp lãng mạn và chất bi tráng của hình ảnh người lính Tây Tiến
- Nỗi đau xót lớn lao trước sự kiện Bác Hồ qua đời đã được diễn tả như thế nào...
- Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng cất lên “Nghe như ngậm nhạc trong miệng” Phân tích bài thơ Tây Tiến để làm rõ ngòi bút nghệ thuật của Quang Dũng. Văn mẫu 12
- Giữa sóng và em trong bài thơ có mối liên hệ như thế nào? Anh/chị có nhận xét gì về nghệ thuật kết cấu bài thơ? Người phụ nữ đang yêu thấy sự tương đồng giữa các trạng thái của tâm hồn mình với những con sóng. Hãy tự chỉ ra sự tương đồng đó
- Sông Hương khi chảy vào thành phố Huế có nét đặc trưng gì? Phát hiện của tác giả về nét riêng biệt của dòng sông cho thấy những điều gì trong tình cảm của tác giả đối với xứ Huế và dòng sông ?