Soạn văn bài: Gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt (tiếp theo)
Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là trách nhiệm của mỗi người Việt Nam. Đó chính là trách nhiệm đối với tiếng mẹ đẻ của mình. KhoaHoc sẽ tóm tắt những kiến thức trọng tâm và hướng dẫn soạn văn chi tiết bài Gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt. Mời các bạn cùng tham khảo
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
- Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là trách nhiệm của mỗi người Việt Nam, trong đó có tầng lớp học sinh – sinh viên, những người thương xuyên sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp xã hội, trong học tập, nghiên cứu và trong các hoạt động nghề nghiệp sau này. Đó chính là trách nhiệm đối với tiếng mẹ đẻ của mình. Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, khi nói hoặc viết cần thực hiện được những yêu cầu sau:
- Có ý thức tôn trọng và tình cảm yêu quý tiếng Việt. Mỗi người cần thấy rằng: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc”
- Có thói quen cẩn trọng, cân nhắc, “lựa lời” khi sử dụng tiếng Việt để giao tiếp, sao cho lời nói thích hợp với các nhân tố giao tiếp và đạt được hiệu quả cao nhất.
- Rèn luyện năng lực nói và viết theo đúng các chuẩn mực về ngữ âm, về chữ viết, về từ ngữ, ngữ pháp và về các đặc điểm phong cách.
- Cần tránh những câu nói thô tục, kệch cỡm, tránh những yếu tố pha tạp, lai căng, tuy rằng vẫn cần tiếp nhận những từ ngữ hoặc cách diễn đạt có giá trị tích cực của ngôn ngữ khác.
- Muốn đạt được sự trong sáng của tiếng việt, mỗi cá nhân cần có tình cảm quý trọng, có hiểu biết về tiếng Việt, có ý thức và thói quen sử dụng tiếng Việt theo các chuẩn mực, các quy tắc chung, sao cho lời nói vừa đúng, vừa hay, đạt được mức độ “lời hay, ý đẹp” và vừa có văn hóa.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1(Trang 44 – SGK) Chọn câu văn trong sáng trong những câu sau và phân tích sự trong sáng đó:
a. Muốn xóa bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, đòi hỏi chúng ta phải có những kế hoạch cụ thể.
b. Muốn xóa bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, chúng ta phải có những kế hoạch cụ thể.
c. Việc xóa bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, đòi hỏi chúng ta phải có những kế hoạch cụ thể.
d. Chúng ta phải có những kế hoạch cụ thể để xóa bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn
Câu 2 (Trang 45 – SGK) Hãy đọc lời quảng cáo sau đây và cho biết từ nước ngoài nào không cần thiết sử dụng vì đã có từ tiếng việt có ý nghĩa và sắc thái biểu cảm thích hợp với nội dung cần biểu đạt.
Bạn chờ đợi gì trong ngày lễ Tình nhân – một ngày hạnh phúc của những đôi lứa yêu nhau và luôn mong muốn mang đến cho nhau những gì ngọt ngào nhất?
Ca sĩ V tiết lộ: :Tôi là con người dễ thương và lãng mạn, hiện tại tôi cũng yêu như thế”. Vậy lãng mạn trong ngày Valentine của chàng hoàng tử này sẽ như thế nào?
Còn ca sĩ T vẫn luôn mơ về một chàng “bạch mã hoàng tử”, vậy nàng mong chờ chàng hoàng tử của mình sẽ ra sao trong ngày Tình yêu?
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt ". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 10 tập 2.
=> Trắc nghiệm ngữ văn 12: bài Gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt (tiếp theo)
Xem thêm bài viết khác
- Nội dung chính bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc
- Phân biệt cách gieo vần, ngắt nhịp và hài thanh của hai câu thơ bảy tiếng trong thể song thất lục bát với thể thất ngôn Đường luật qua các ví dụ
- Căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hóa, hãy giải thích vì sao văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX phải đổi mới.
- Những nhận xét sau đây đúng hay sai? Vì sao?
- Có nhiều câu thơ, bài thơ so sánh tình yêu với sóng và biển. Hãy sưu tầm những câu thơ, bài thơ đó
- Soạn văn bài: Nghị luận về một hiện tượng đời sống
- Nội dung chính bài Thực hành chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận
- Nội dung chính bài Đàn ghi - ta của Lor - ca
- Nhận xét về độ dài ngắn của các câu thơ, cách lựa chọn hình ảnh và nhịp điều trong bài thơ. Cách viết như vậy có tác dụng gì?
- Soan văn 12 bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trang 174
- Qua hồi tưởng của Tố Hữu, vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc hiện lên như thế nào?
- Soạn văn 12 bài Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I trang 216