Văn thơ Nguyễn Đình Chiểu vẫn không xa lạ với giới trẻ ngày nay, và việc học những tác phẩm như Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của ông ở nhà trường là rất bổ ích...
Luyện tập
Bài tập: trang 54 sgk Ngữ Văn 12 tập một
Văn thơ Nguyễn Đình Chiểu vẫn không xa lạ với giới trẻ ngày nay, và việc học những tác phẩm như Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của ông ở nhà trường là rất bổ ích.c
Anh (chị) hãy viết mổ bài văn nghị luận bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề trên.
Bài làm:
Gợi ý:
- Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu không xa lạ với giới trẻ ngày nay:
- Được làm quen với thơ văn của ông từ chương trình văn học THCS qua tác phẩm nổi tiếng nhất trong sự nghiệp văn học của đồ Chiểu là Truyện Lục Vân Tiên.
- Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu gắn liền với cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm trường kì của dân tộc, cho đến hơi thơ cuối cùng. Đặc biệt, các sáng tác của ông đề cao đạo đức, nhân nghĩa và cách đối nhân xử thế giữa con người với con người. Các sáng tác cũng cho người đọc thấy được chí nam nhi và trái tim nhân hậu, giàu lòng yêu thương của đồ Chiểu
=> Người đọc yêu mến và trân trọng những tác phẩm của ông.
- Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là một sáng tác tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu. Việc đưa tác phẩm này vào chương trình giảng dạy Văn THPT trong nhà trường mang đến rất nhiều lợi ích:
- Học sinh hiểu rõ hơn về cuộc đời, sự nghiệp văn học và phong cách sáng tác của một tác gia lớn trong nền văn học dân tộc.
- Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc vừa là bài văn tế, vừa là bài văn ca ngợi công lao của những người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc, vì bất bình trước tội ác của kẻ thù mà nổi dậy đấu tranh. Dù không còn nhưng tinh thần và ý chí của họ sẽ còn mãi, như một phát súng lệnh và lời kêu gọi mạnh mẽ cho những người còn sống trên mảnh đất này đứng lên đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu.
- Nắm được đặc điểm, cấu trúc và đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của một bài văn tế - một thể loại văn học độc đáo.
Xem thêm bài viết khác
- Cách viết của nhà văn đã thay đổi thế nào khi chuyển sang biểu hiện sông Đà như một dòng chảy trữ tình Bài 3 trang 192 SGK Ngữ văn 12 tập 1
- Soạn văn hay: Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX
- Theo anh/chị, nên chia bài thơ làm mấy phần? Nêu ý chính của mỗi phần và giải thích mối quan hệ giữa các phần
- Soạn văn bài: Tiếng hát con tàu
- Phân tích đoạn thơ “Mùa thu nay khác rồi” đến “Những buổi ngày xưa vọng nói về”
- Viết một bản báo cáo về tình hình phòng cống HIV/AIDS ở địa phương anh (chị)
- Niềm hạnh phúc lớn lao khi gặp lại nhân dân được nhà thơ thể hiện trong khổ thơ nào? Phân tích đặc sắc về nghệ thuật của khổ thơ đó
- Phân tích “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường
- Bài thơ có thể chia làm được mấy đoạn? Nêu ý chính của từng đoạn. Bố cục đó thể hiện sự vận động tâm trạng của chủ thể trữ tình như thế nào?
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Bác ơi!
- Nội dung chính bài Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003
- Việc Xvai-gơ luôn gần Đô-xtôi-ép-xki với bối cảnh thời sự chính trị và văn chương có tác dụng như thế nào trong việc làm nổi bật vai trò của nhà văn?