Hãy phân tích khổ thơ trong bài Tây Tiến để thấy rõ nhịp điệu của các dòng thơ, sự phối hợp các thanh trắc và bằng, các yếu tố từ ngữ
Câu 3 (Trang 130 SGK)
Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm
Hen hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Đoạn thơ trên đã gợi ra khung cảnh hiểm trở của vùng rừng núi và sự gian lao, vất vả của cuộc hành quân là nhờ có sự đóng góp của nhiều yếu tố (có cả những yếu tố không thuộc ngữ âm). Hãy phân tích:
- Nhịp điệu của các dòng thơ
- Sự phối hợp các thanh trắc và bằng ở ba dòng thơ đầu và cách dùng toàn thanh bằng ở dòng cuối
- Các yếu tố từ ngữ: từ láy, phép đối, phép lặp từ ngữ, phép nhân hóa
- Phép lặp cú pháp
Bài làm:
- Ngắt nhịp: nhịp ngắn và đối xứng ở ba câu đầu 4-3, câu cuối dường như không có nhịp.
- Thanh điệu:
- Ba câu đầu dùng nhiều thanh trắc xen kẽ thanh bằng, dòng cuối toàn thanh bằng tạo ấn tượng về một viễn cảnh rộng mở ra mắt khi đã trải qua nhiều hiểm trở, khó khăn và đạt đến đỉnh cao.
- Điệp thanh toàn thanh bằng ở dòng cuối tạo cảm giác nhẹ nhàng, êm ả, mênh mang: Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.
- Các yếu tố từ ngữ:
- từ láy (khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút) - điệp phụ âm đầu
- Phép đối: Ngàn thước lên cao – ngàn thước xuống
- Phép lặp: lại từ ngữ: dốc, ngàn thước
- Phép nhân hóa: súng ngửi trời
- Phép lặp cú pháp (câu 1 và câu 3).
Xem thêm bài viết khác
- Nội dung chính bai Phong cách ngôn ngữ khoa học
- Văn thơ Nguyễn Đình Chiểu vẫn không xa lạ với giới trẻ ngày nay, và việc học những tác phẩm như Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của ông ở nhà trường là rất bổ ích...
- Phân tích hiệu quả của phép lặp cú pháp kết hợp với phép liệt kê trong hai đoạn trích
- Soạn văn bài Phong cách ngôn ngữ khoa học
- So sánh hiện tượng lặp kết cấu cú pháp trong những câu văn xuôi, những câu thơ ở bài 1 với kết cấu của những câu thuộc các thể loại khác sau đây để thấy điểm giống nhau và khác nhau của chúng a.
- Soạn văn bài: Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận
- Tình cảm sâu nặng của tác giả với bà mình được biểu hiện cụ thể như thế nào?
- Bài thơ được viết theo thể thơ tự do, thiết lập cấu tứ trên dòng cảm xúc mãnh liệt...
- So sánh Chữ người tử tù (Ngữ văn 11, tập một) với Người lái đò sông Đà, nhận xét những điểm thống nhất...
- Viết một bản báo cáo về tình hình phòng cống HIV/AIDS ở địa phương anh (chị)
- Soạn văn bài: Ai đã đặt tên cho dòng sông?
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Tây Tiến