Đọc văn bản sau rồi trả lời câu hỏi nêu ở dưới
Luyện tập
Bài 1 (Trang 67 SGK) Đọc văn bản sau rồi trả lời câu hỏi nêu ở dưới.
Thanh niên ta cũng cần biết là hiện nay có hơn hai nghìn thanh niên Trung Quốc trên đất Pháp và độ năm vạn ở châu Âu và châu Mỹ. Hầu hết những thanh niên ấy đều đã tốt nghiệp Hán văn và tất cả đang là sinh viên - công nhân. Còn chúng ta, thì chúng ta có những sinh viên được học bổng và những sinh viên thường, nhờ ơn nhà nước hay tiền của cha mẹ (hại thay, hai cái nguồn ấy lại không bao giờ cạn cả), mà đang dành một nửa thì giờ vào các việc... chơi bi a, một nửa của nửa thì giờ còn lại để đến các chốn ăn chơi; số thì giờ còn lại, mà ít khi còn lắm, thì để vào trường đại học hoặc trường trung học. Nhưng sinh viên - công nhân Trung Quốc thì lại không có mục đích nào khác hơn là nhằm thực sự chấn hưng nền kinh tế nước nhà và họ theo châm ngôn: "Sinh sống bằng lao động của bản thân và vừa học hỏi vừa lao động"
[...] Kiên trì, quyết tâm và đoàn kết như thế, các "ông chú trẻ tuổi" ở nước ta chắc chắn sẽ đạt được mục đích. Với một đạo quân 50 000 công nhân dũng cảm đáng khâm phục, lại được đào tạo trong kỉ luật và kĩ thuật hiện đại, thì không bao lâu nữa, Trung Quốc sẽ có một địa vị trong hàng các cường quốc công nghiệp và thương nghiệp thế giới.
Ở Đông Dương, chúng ta có đủ tất cả những cái mà một dân tộc có thể mong muốn như: hải cảng, hầm mỏ, đồng ruộng mênh mông, rừng rú ba la, chúng ta có những người lao động khéo léo và cần cù.
Nhưng chúng ta thiếu tổ chức và thiếu người tổ chức! Bởi thế công nghiệp và thương nghiệp của chúng ta là một con số không. Thế thì thanh niên của chúng ta đang làm gì? Nói ra thì buồn, buồn lắm: Họ không làm gì cả. Những thanh niên không có phương tiện thì không dám rời quê nhà; những người có phương tiện thì lại chìm ngập trong sự biếng nhác; còn những kẻ đã xuất dương thì chỉ nghĩ đến việc thỏa mãn tính tò mò của tuổi trẻ mà thôi!
Hỡi Đông Dương đáng thương hại! Người sẽ chết mất thôi, nếu đám thanh niên già cỗi của Người không sớm hồi sinh.
(Nguyễn Ái Quốc, Gửi thanh niên An Nam, trong Thơ văn Hồ Chí Minh (Tác phẩm chọn lọc dùng trong nhà trường), NXB Giáo dục, 2004)
a. Trong văn bản trên, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc bàn về hiện tượng gì trong đời sống? Hiện tượng ấy diễn ra trong thời gian nào?
b. Tác giả đã sử dụng những thao tác lập luận nào để bàn về hiện tượng nói trên? Nêu dẫn chứng và phân tích tác dụng của chúng.
c. Cách dùng từ, viết câu, diễn đạt độc đáo trong văn bản có tính thuyết phục cao ở những điểm nào? Phân tích một số ví dụ cụ thể
d. Anh/ chị rút ra những bài học gì cho bản thân sau khi đọc văn bản trên.
Bài làm:
a. Nội dung của văn bản: tác giả Nguyễn Ái Quốc bàn luận là hiện tượng sự lãng phí thời gian của thanh niên Việt Nam lúc bấy giờ (những năm 20 của thế kỉ XX): sống không có lí tưởng, mục đích, thiếu nghị lực, chỉ viết vui chơi, hưởng thụ cá nhân mà không biết học tập và lao động cho bản thân, cho nước nhà, cho dân tộc
b. Các thao tác lập luận gồm so sánh, phân tích, bình luận.
c. Cách viết của Nguyễn Ái Quốc rõ ràng, trong sáng, lập luận chặt chẽ, giọng văn tâm huyết, đầy thuyết phục.
Ví dụ trong đoạn mở đầu văn bản: “Thanh niên ta cũng cần biết là hiện nay có hơn hai nghìn thanh niên Trung Quốc trên đất Pháp và độ năm vạn ở châu Âu và châu Mỹ. Hầu hết những thanh niên ấy đều đã tốt nghiệp Hán văn và tất cả đang là sinh viên - công nhân. Còn chúng ta, thì chúng ta có những sinh viên được học bổng và những sinh viên thường, nhờ ơn nhà nước hay tiền của cha mẹ (hại thay, hai cái nguồn ấy lại không bao giờ cạn cả), mà đang dành một nửa thì giờ vào các việc... chơi bi a, một nửa của nửa thì giờ còn lại để đến các chốn ăn chơi; số thì giờ còn lại, mà ít khi còn lắm, thì để vào trường đại học hoặc trường trung học. Nhưng sinh viên - công nhân Trung Quốc thì lại không có mục đích nào khác hơn là nhằm thực sự chấn hưng nền kinh tế nước nhà và họ theo châm ngôn: "Sinh sống bằng lao động của bản thân và vừa học hỏi vừa lao động"
Nguyễn Ái Quốc đã dùng thao tác so sánh để thấy sự khác biệt giữa sinh viên Trung Quốc và sinh viên Việt Nam, họ sống có mục đích và lí tưởng cao đẹp còn sinh viên của ta chỉ ham thú những trò vui mà quên đi nhiệm vụ học tập. Giọng văn của Người thể hiện sự phê phán thẳng thắn, nhìn thẳng vào sự thật.
d. Qua văn bản trên, Hồ Chí Minh đã nhắc nhở thế hệ trẻ Việt Nam – những chủ nhân tương lai của đất nước cần biết xác định mục tiêu và lí tưởng sống cho mình. Đam mê những trò vui, mải mê hưởng thụ cá nhân để rồi quên đi nhiệm vụ học tập và lao động. Thời gian tuổi trẻ cần có nghị lực, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn và ra sức phấn đấu để đạt được mục tiêu của mình. Đất nước phát triển hay thụt lùi đó chính là nhờ vào thế hệ trẻ. Đó chính là những tâm huyết, suy nghĩ của Bác dành cho thế hệ thanh niên Việt Nam
Xem thêm bài viết khác
- Tìm những luận điểm chính của bài viết. Anh/chị thấy cách sắp xếp các luận điểm đó có gì khác với trật tự thông thường?
- Soạn văn bài: Nghị luận về một hiện tượng đời sống
- Vì sao nói Tố Hữu là nhà thơ trữ tình - chính trị? Phân tích khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong thơ Tố Hữu.
- Nội dung chính bài Gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt (tiếp theo)
- Tìm những yếu tố vần, nhịp và hài thanh của khổ đầu bài thơ Tràng giang của Huy Cận để chứng minh ảnh hưởng của thể thơ thất ngôn bát cú trong thơ mới
- Ở đoạn thơ thứ tư, nỗi nhớ Tây Tiến được diễn tả như thế nào? Vì sao nhà thơ viết “Hồn về Sầm Nưa chẳng về xuôi”?
- Soạn văn bài: Thực hành chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận
- Soạn văn bài: Người lái đò sông Đà
- Phân biệt cách gieo vần, ngắt nhịp và hài thanh của hai câu thơ bảy tiếng trong thể song thất lục bát với thể thất ngôn Đường luật qua các ví dụ
- Phân tích và phát biểu cảm nghĩ về một đoạn văn khiến anh (chị) cảm thấy yêu thích, say mê nhất trong thiên tùy bút. Bài 2 trang 193 sgk Ngữ văn 12 tập 1
- Bản thông điệp nêu lên vấn đề gì? Vì sao tác giả cho rằng đó là một vấn đề rất cần đặt lên “vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự về vấn đề chính trị và hành động thực tế” của mỗi quốc gia và mỗi cá nhân?
- Bài thơ có thể chia làm được mấy đoạn? Nêu ý chính của từng đoạn. Bố cục đó thể hiện sự vận động tâm trạng của chủ thể trữ tình như thế nào?