Nội dung chính bài Luật thơ
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: "Luật thơ ". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 12 tập 1.
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm
- Luật thơ của thể thơ là toàn bộ những quy tắc về số câu, số tiếng, cách gieo vần, phép hài thanh, ngắt nhịp… được khái quát theo một kiểu mẫu nhất định.
- Sự hình thành các luật thơ cũng như sự vay mượn, mô phỏng và cách tân các thể thơ đều phải dựa trên các đặc trưng ngữ âm của tiếng Việt.
B. Nội dung chính cụ thể
1. Khái quát
- Luật thơ của thể thơ là toàn bộ những quy tắc về số câu, số tiếng, cách gieo vần, phép hài thanh, ngắt nhịp… được khái quát theo một kiểu mẫu nhất định.
- Các thể thơ dân tộc gồm: lục bát, song thất lục bát và hát nói.
- Các thể thơ Đường luật gồm: ngũ ngôn, thất ngôn (tứ tuyệt và bát cú).
- Các thể thơ hiện đại gồm: năm tiếng, bảy tiếng, tám tiếng, hỗn hợp, tự do, thơ - văn xuôi…
- Sự hình thành các luật thơ cũng như sự vay mượn, mô phỏng và cách tân các thể thơ đều phải dựa trên các đặc trưng ngữ âm của tiếng Việt, trong đó tiếng là đơn vị có vai trò quan trọng. Số tiếng và các đặc điểm của tiếng và cách gieo vần, phép hài thanh, ngắt nhịp… là các nhân tố cấu thành luật thơ.
2. Một số thể thơ truyền thống
Thể lục bát (còn gọi là thể sáu – tám)
- Số tiếng: Mỗi cặp lục bát gồm hai dòng: dòng lục (6 tiếng), dòng bát (8 tiếng). Bài thơ lục bát là sự kế tiếp của các cặp thơ như thế.
- Vần: Vần lưng hiệp vần ở tiếng thứ 6 của hai dòng và giữa tiếng thứ 8 của dòng bát với tiếng thứ 6 của dòng lục.
- Nhịp: Nhịp chẵn dựa vào tiếng có thanh không đổi (tức các tiếng 2, 4 6): 2-2-2.
- Hài thanh: Có sự đối xứng luân phiên B – T – B ở các tiếng 2, 4, 6 trong dòng thơ và đối lập âm vực trầm bổng ở tiếng thứ 6 và tiếng thứ 8 dòng bát.
Thể song thất lục bát (còn gọi là gián thất hay song thất)
- Số tiếng: cặp song thất (7 tiếng) và cặp lục bát (6 – 8 tiếng) luân phiên kế tiếp nhau trong toàn bài.
- Vần: gieo vần lưng ở mỗi cặp (lọc – mọc, buồn – khôn); cặp song thất có vần trắc, cặp lục bát có vần bằng. Giữa cặp song thất và cặp lục bát có vần liền (non – buồn).
- Nhịp: 3 -4 ở hai câu thất và 2 – 2 – 2 ở cặp lục bát.
- Hài thanh: cặp song thất lấy tiếng thứ ba làm chuẩn mực, có thể có thanh bằng (câu thất – bằng) hoặc trắc (câu thất – trắc) nhưng không bắt buộc.
Các thể thơ ngũ ngôn Đường luật
- Gồm 2 thể chính: ngũ ngôn tứ tuyệt (5 tiếng, 4 dòng) và ngũ ngôn bát cú (5 tiếng, 8 dòng)
- Theo quan niệm phổ biến, bài thơ thuộc thể ngũ ngôn bát cú có bố cục 4 phần: Đề, thực, luận, kết
Các thể thơ thất ngôn Đường luật
- Gồm có hai thể chính : thất ngôn tứ tuyệt và thất ngôn bát cú. Mỗi thể lại chia ra thất ngôn luật bằng (thể bằng) và thất ngôn luật trắc (thể trắc).
3. Các thể thơ hiện đại
- Thành tựu lớn của phong trào Thơ mới (1932 – 1945) là đã đổi mới và sáng tạo nhiều thể thơ mới.
- Thơ Việt Nam hiện đại có đủ các thể, từ thơ hai, ba, bốn đến năm, sáu, bảy, tám tiếng; thơ tự do và cả thơ – văn xuôi.
- Các nhà thơ trong phong trào Thơ mới đã tiếp nhận ảnh hưởng của thơ Pháp và đổi mới luật thơ cũ, tạo thành nhiều thể thơ hiện đại.
Ví dụ: Bài Chinh phụ ngâm được viết theo thể thơ đường luật.
Trống Tràng thành lung lay bóng nguyệt
Khói Cam Tuyền mở mịt thức mây.
Chín lần gươm báu trao tay
Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất chinh
(Đoàn Thị Điểm – Chinh phụ ngâm)
Xem thêm bài viết khác
- Trong bài thơ, cái tôi của tác giả thời tuổi nhỏ được tái hiện như thế nào? Nét quen thuộc và mới mẻ trong cách nhìn của tác giả về chính mình trong quá khứ?
- Tại cuộc thảo luận với chủ đề “Quan niệm về hạnh phúc của tuổi trẻ trong thời đại ngày nay”, em sẽ phát biểu những ý kiến nào? Lập dàn ý bài phát biểu đó và phát biểu trước lớp
- Ở một vài đoạn, Xvai-gơ đã vẽ chân dung Đô-xtôi-ép-xki bằng những chi tiết và hình ảnh gợi cho ta liên tưởng tới thế giới nhân vật của chính nhà tiểu thuyết này. Theo anh/chị ở đây Đô-xtôi-ép-xki là một con người có những nét gì đặc biệt về tính cách?
- Soan văn 12 bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trang 174
- Soạn văn 12 bài Ôn tập phần Văn học trang 213 sgk
- Trong đoạn thơ sau, vần nào được lặp lại nhiều nhất? Nêu tác dụng biểu hiện sắc thái ý nghĩa của phép điệp vần đó
- Nét độc đáo trong cách thể hiện niềm vui Cao – Bắc – Lạng được giải phóng qua phần đầu và phần cuối của bài thơ?
- Viết một bản báo cáo về tình hình phòng cống HIV/AIDS ở địa phương anh (chị)
- Soạn văn bài: Gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt (tiếp theo)
- Nội dung chính bài Thực hành một số phép tu từ cú pháp
- Anh/ chị có suy nghĩ gì vè hiện tượng “nghiện” ka-ra-ô-kê và in-tơ-nét trong nhiều bạn trẻ hiện nay. Lập dàn ý cho bài viết của mình
- Việc Xvai-gơ luôn gần Đô-xtôi-ép-xki với bối cảnh thời sự chính trị và văn chương có tác dụng như thế nào trong việc làm nổi bật vai trò của nhà văn?