Hình ảnh con tàu và Tây Bắc ngoài ý nghĩa cụ thể còn có ý nghĩa biểu tượng. Hãy đọc kĩ bài thơ để hiểu được ý nghĩa biểu tượng đó. Căn cứ vào nội dung bài thơ, hãy cắt nghĩa nhan đề và bốn câu thơ đề từ
Câu 1 (Trang 146 SGK) Hình ảnh con tàu và Tây Bắc ngoài ý nghĩa cụ thể còn có ý nghĩa biểu tượng. Hãy đọc kĩ bài thơ để hiểu được ý nghĩa biểu tượng đó. Căn cứ vào nội dung bài thơ, hãy cắt nghĩa nhan đề và bốn câu thơ đề từ.
Bài làm:
- Ý nghĩa biểu tượng: bài thơ ra đời khi thực tế chưa có đường tàu lên Tây Bắc. Hình ảnh “con tàu” thực chất là hình ảnh biểu tượng thể hiện khát vọng lên đường và niềm mong ước của nhà thơ được đến với mọi miền đất nước. Đó là con tàu của tâm hồn nhà thơ khao khát về với ngọn nguồn sáng tạo nghệ thuật. "Tây Bắc" ngoài ý nghĩa cụ thể chỉ miền đất vùng cao phía Tây Bắc của tổ quốc, nó còn biểu tượng cho mọi miền xa xôi của đất nước, nơi có cuộc sống gian lao mà sâu nặng tình nghĩa, khắc ghi kỉ niệm một thời kháng chiến. Tây Bắc chính là Tổ quốc.
- “Tiếng hát con tàu”: Là tiếng hát của tâm hồn nhà thơ – một tâm hồn tràn ngập niềm tin vào lí tưởng, vào cuộc đời. Tâm hồn nhà thơ đã hóa thân thành con tàu, hăm hở làm cuộc hành trình đến với Tây Bắc, đến với cuộc sống lớn của nhân dân. Đến với đất nước, nhân dân cũng là đến với cội nguồn của cảm hứng sáng tạo nghệ thuật, trong đó có thơ ca.
- Bốn câu thơ đề từ là những cuộc hóa thân kì diệu trong tâm hồn nhà thơ, nói lên được sự gắn bó máu thịt giữa thi sĩ với Tổ quốc, với cuộc đời – nơi tạo ra nguồn cảm hứng vô tận cho thi ca.
Có sự đồng nhất:
Tâm hồn ta là con tàu
Tâm hồn ta là Tây Bắc
- Con tàu là biểu tượng của khát vọng lên đường khát vọng đi xa đến những vùng đất xa xôi của Tổ Quốc.
- Năng lượng để chạy con tàu lên Tây bắc không phải những nguyên liệu như đời thực hay dùng như than đá, xăng
Xem thêm bài viết khác
- Soạn văn hay: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
- Sáu khổ giữa bài thơ tập trung thể hiện hình tượng Bác Hồ như thế nào...
- Viết một bài (một đoạn) văn nghị luận có đề tài liên quan đến một vấn đề thời sự đang đặt ra một cách bức thiết trong đời sống
- Nội dung chính bài Thực hành chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận
- Soạn văn bài: Đất nước (Nguyễn Đình Thi)
- Soạn văn bài: Gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt (tiếp theo)
- Những bài học thấm thía và sâu sắc mà anh (chị) tiếp thu được khi học và đọc những bài thơ trong tập Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh
- Nội dung chính bài Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Sóng của Xuân Quỳnh
- Soạn văn hay: Tuyên ngôn đọc lập (Phần một: Tác giả)
- Ở đoạn thơ thứ tư, nỗi nhớ Tây Tiến được diễn tả như thế nào? Vì sao nhà thơ viết “Hồn về Sầm Nưa chẳng về xuôi”?
- Những nét chính về quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Quan điểm đó giúp anh/chị hiểu sâu sắc thêm văn thơ của Người như thế nào?