Qua bài thơ, anh/chị hình dung như thế nào về chân dung người lính Tây Tiến?

  • 1 Đánh giá

Bài tập 2 (Luyện tập - Trang 90)

Qua bài thơ, anh/chị hình dung như thế nào về chân dung người lính Tây Tiến?

Bài làm:

Gợi ý làm bài:

I. Mở bài

  • Giới thiệu về tác giả Quang Dũng và bài thơ “Tây tiến”
  • Khái quát hình ảnh người lính tỏng bài thơ: Quang Dũng đã khắc họa hình tượng tập thể những người lính Tây Tiến bằng bút pháp lãng mạn, thấm đẫm tinh thần bi tráng.

II. Thân bài
1. Vẻ đẹp lãng mạn của người lính Tây Tiến

  • Giữa những hiểm trở ấy, hình tượng hành quân của đoàn quân Tây Tiến càng trở nên hào hùng. Hình ảnh bi tráng của người lính Tây Tiến trên chiến trường, nhà thơ sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh để giảm đi sự mất mát của đồng đội. Không những thế nó còn thể hiện ý chí của người lính Tây Tiến coi cái chết nhẹ tựa một giấc ngủ, mỏi rồi không muốn đi nữa mà "gục lên mũ súng". Mặc dù bom đạn nổ lửa nhưng tinh thần chiến đấu của các chiến sĩ không hề suy giảm ==> Tác giả đã thể hiện nó mang một nỗi mất mát lớn lao, số lượng những người chiến sĩ nằm lại nơi chiến trường rất nhiều. Nó cướp đi tuổi thanh xuân cũng như gia đình của những người chiến sĩ một lòng phục vụ cho đất nước.
  • Bức tranh mĩ lệ, duyên dáng và đặc biệt là rất thanh bình ngỡ như không còn tiếng súng, không còn chiến tranh, chết chóc của những nơi các anh đã đi qua in rõ tâm hồn người lính Tây Tiến lãng mạn, hào hoa, yêu đời.

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lèn man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ

  • Giữa đời sống, môi trường chiến đấu khắc nghiệt, người lính Tây Tiến hiện lên bằng vẻ đẹp rất mực hào hùng, lãng mạn. (đoàn binh không mọc tóc, quân xanh màu lá dữ oai hùm).

2. Chất bi tráng của hình tượng người lính Tây Tiến

  • Trên nền thiên nhiên hoang vu, hiểm trở người lính Tây Tiến xuất hiện oai phong, lẫm liệt và đầy khí phách (heo hút cồn mây súng ngửi trời → Dáng dấp con người đứng trên khung cảnh thiên nhiên ấy)
  • Hình ảnh người lính Tây Tiến với những điều phi thường đã tô đậm nét đẹp bi tráng về người lính và làm tỏa sáng vẻ đẹp lí tưởng và triết lí sống cao cả của tuổi trẻ (dãi dầu không bước nữa, bỏ quên đời, Rải rác biên cương mồ viễn xứ/ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh, Áo bào thay chiếu anh về đất/ Sông Mã gầm lên khúc độc hành à nhấn mạnh: thái độ khí phách hiên ngang trước cái chết)
  • Người lính Tây Tiến còn mang vẻ đẹp lãng mạn, hào hoa. Đó là chất hào hoa, thanh lịch, chất mơ mộng lãng mạn, tràn đầy tinh thần lạc quan tươi trẻ. (Mắt trừng gởi mộng qua biên giới/ Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm)

==> Quang Dũng không khắc họa hình ảnh của một người lính mà cả một đoàn quân Tây Tiến oai hùng, hiên ngang giữa đất trời Tây Bắc. Đoàn quân Tây Tiến đi vào dòng văn học nước nhà như một hình tượng nghệ thuật sâu sắc của mảng văn học thời kháng chiến.

III. Kết bài

  • Tây Tiến là sự kết tinh những sắc thái vừa độc đáo vừa đa dạng của ngòi bút Quang Dũng. Nhà thơ đã sáng tạo được hình tượng tập thể những người lính Tây Tiến, miêu tả được vẻ đẹp tinh thần của những con người tiêu biểu cho một thời kì lịch sử một đi không trở lại.
  • Thơ ca kháng chiến chống Pháp đã miêu tả thành công hình ảnh người lính. Và Quang Dũng, qua bài thơ Tây Tiến nổi tiếng của mình, đã góp vào viện bảo tàng hình ảnh những người lính đó bức chân dung người lính Tây Tiến rất độc đáo của mình.
  • 526 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm Soạn văn 12 tập 1