Phân tích đoạn thơ “Mùa thu nay khác rồi” đến “Những buổi ngày xưa vọng nói về”
Câu 3 (Trang 126 SGK) Phân tích đoạn thơ “Mùa thu nay khác rồi” đến “Những buổi ngày xưa vọng nói về”
Bài làm:
- Từ hoài niệm về mùa thu Hà Nội, nhà thơ quay trở lại mùa thu hiện tại:
Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi…
- Vị thế, tâm thế của chủ thể trữ tình ở thu nay đã khác thu xưa. Tác giả đang đứng ở núi đồi Chiến khu Việt Bắc, những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, tâm trạng “vui”, phấn chấn, tin tưởng và tương lai tươi sáng của đất nước.
- Cảnh thu nay cũng biến đổi theo tâm trạng của chủ thể trữ tình: Cảnh sắc thiên nhiên trong trẻo, tươi sáng, không gian thu sống động (gió thu thổi mạnh hòa cùng niềm hân hoan của rừng tre); vẫn là màu xanh muôn thuở của bầu trời thu Việt Nam nhưng nhà thơ cảm thấy như đất trời tươi mới hơn, trong biếc hơn như nó đã được “thay áo mới”. Nếu như giữa phố phường Hà Nội năm xưa, mùa thu thật buồn vắng thì nơi núi đồi chiến khu Việt Bắc, mùa thu tràn ngập âm thanh “nói cười thiết tha”
- Những câu thơ ngắn, giọng thơ vui, hồ hởi, hình ảnh thơ bình dị khỏe khoắn. Một bức tranh thu hoàn toàn khác lạ, tươi lớn và rộn ràng. Cuộc kháng chiến vĩ đại với những chiến thắng lớn đã làm thay đổi nhận thức, tình cảm của tác giả. Đó không còn là mùa thu của thiên nhiên mà là mùa thu cách mạng, mùa thu đất nước.
- Từ cảm xúc về mùa thu đất nước dẫn đến niềm tự hào về quyền làm chủ đất nước:
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
- Cảm hứng vui sướng và tự hào sở dĩ có được là do tình hình thực tế năm 1948: sau chiến thắng Việt Bắc thu – đông năm 1947, cả một vùng đất rộng lớn thuộc sáu tỉnh biên giới phía Bắc được giải phóng. Điều này đem lại cảm hứng tin tưởng, tự hào của các nhà thơ đi theo kháng chiến (đoạn thơ này được hình thành từ năm 1948 trong bài Sáng mát trong như sáng năm xưa).
- Khi thể hiện cảm hứng tự hào, tác giả đã có những khám phá sâu sắc về truyền thống Đất nước với Nguyễn Đình Thi nổi bật lên ở truyền thống bất khuất.
Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về
- Đó là hai đặc tính quý báu của dân tộc ta: anh hùng bất khuất và giản dị chất phác. Những con người đã làm nên đất nước, đã hi sinh thầm lặng để Tổ quốc được bình yên và toàn vẹn mảnh đất hình chữ S thân yêu.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn văn bài: Việt Bắc (Phần một: Tác giả)
- Nêu rõ nét tài hoa của Tố Hữu trong việc sử dụng cặp đại từ xưng hô mình – ta trong bài thơ
- Nhận xét về độ dài ngắn của các câu thơ, cách lựa chọn hình ảnh và nhịp điều trong bài thơ. Cách viết như vậy có tác dụng gì?
- Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ cùng tên của Xuân Quỳnh. Anh (chị) cảm nhận được gì về tâm hồn...
- Phân tích màu sắc dân tộc được biểu hiện qua cách sử dụng hình ảnh của tác giả
- Trong phần đầu của đoạn trích (từ đầu đến “làm nên Đất nước muôn đời”), tác giả đã cảm nhận về đất nước trên những phương diện nào? Cách cảm nhận của tác giả có gì khác với các nhà thơ cùng viết về đề tài này
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Bác ơi!
- Nội dung chính bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
- Có nhiều ý kiến cho rằng, “Vào đại học là cách lập thân duy nhất của thanh niên ngày nay. Ý kiến của em về vấn đề này như thế nào? Hãy phát biểu quan niệm của mình
- Soạn văn bài: Thực hành một số phép tu từ cú pháp
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Sóng của Xuân Quỳnh
- Hãy tìm trong các văn bản ở Ngữ văn 12 ba câu văn hoặc thơ có sử dụng phép lặp cú pháp và phân tích tác dụng của phép lặp đó