Nhà văn Nga Lép Tôn-xtôi nói: "Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường.... Anh (chị) hãy nêu suy nghĩ về vai trò của lí tưởng trong cuộc sống của con người.
Bài tập 2 (SGK - trang 22)
Nhà văn Nga Lép Tôn-xtôi nói: "Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống". Anh (chị) hãy nêu suy nghĩ về vai trò của lí tưởng trong cuộc sống của con người.
Bài làm:
Dàn ý chi tiết
a. Mở bài
Giới thiệu, dẫn dắt vấn đề tư tưởng, đạo lí cần nghị luận.
b. Thân bài
* Giải thích và bàn luận
- "Lí tưởng" là cái đích tốt đẹp để con người hướng tới.
- "Cuộc sống" ở trong câu nói của Lep Tôn-xtôi là chỉ giá trị sống trong cuộc đời của mỗi người.
- Câu nói của Lep Tôn-xtôi nêu vai trò của lí tưởng ở hai mức độ:
- "Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường": Không có lí tưởng thì hành động của con người không có phương hướng. Lí tưởng giúp cho con người không đi lạc đường.
- "Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống". Sống không có mục đích, không có lí tưởng, cuộc sống trở nên vô nghĩa. Có lí tưởng, con người có động lực thúc đẩy, có nghị lực để vượt qua thử thách, hướng tới mục đích sống rõ ràng, cuộc sống sẽ ý nghĩa hơn.
* Suy nghĩ về vai trò của lí tưởng đối với cuộc sống của mỗi người.
- Lý tưởng sống tầm thường, nhỏ bé, ích kỉ có thể làm hại cuộc đời của một người và nhiều người.
- Lý tưởng sống đẹp đẽ sẽ tạo động lực cho chúng ta thực hiện những hành động đẹp, tạo nên niềm say mê sáng tạo, tạo niềm vui trong cuộc sống.
* Suy nghĩ của bản thân về ý kiến của Lep Tôn-xtôi:
- Con người sống phải biết lựa chọn lí tưởng và có hướng phấn đấu thực hiện lí tưởng.
- Vấn đề bức thiết đặt ra cho mỗi học sinh sau khi rời ghế nhà trường là lựa chọn một nghề nghiệp đúng với ý thích và khả năng của bản thân, sẽ phấn đấu hết mình vì lí tưởng nghề nghiệp mình đã theo đuổi.
c. Kết bài
- Khái quát lại vấn đề.
- Nêu ý nghĩa và rút ra bài học nhận thức từ tư tưởng đạo lí đã nghị luận.
Xem thêm bài viết khác
- Nội dung chính bài Việt Bắc
- Soạn văn bài: Thực hành chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận
- Có nhiều ý kiến cho rằng, “Vào đại học là cách lập thân duy nhất của thanh niên ngày nay. Ý kiến của em về vấn đề này như thế nào? Hãy phát biểu quan niệm của mình
- Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ và phân tích sắc thái tâm trạng, lối đối đáp của nhân vật trữ tình trong đoạn trích
- Có nhiều câu thơ, bài thơ so sánh tình yêu với sóng và biển. Hãy sưu tầm những câu thơ, bài thơ đó
- Hãy phân tích khổ thơ trong bài Tây Tiến để thấy rõ nhịp điệu của các dòng thơ, sự phối hợp các thanh trắc và bằng, các yếu tố từ ngữ
- Soạn văn bài: Đọc thêm: Đô-xtôi-ép-xki
- Hình ảnh nhân dân trong kỉ niệm của nhà thơ được gợi lên qua hình ảnh những con người cụ thể nào? Phân tích những khổ thơ nói về những kỉ niệm đó để làm rõ sự nghiệp gắn bó và lòng biết ơn sâu nặng của nhà thơ với nhân dân
- Nhận xét hình thức nghệ thuật đậm đà tính dân tộc của bài thơ trong đoạn trích đoạn này
- Nội dung chính bài Tuyên ngôn độc lập
- Trong phần đầu của đoạn trích (từ đầu đến “làm nên Đất nước muôn đời”), tác giả đã cảm nhận về đất nước trên những phương diện nào? Cách cảm nhận của tác giả có gì khác với các nhà thơ cùng viết về đề tài này
- Nội dung chính bài Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX