Hình tượng tiếng đàn trong bài thơ mang ý nghĩa ẩn dụ gì?
Câu 3: trang 166 sgk Ngữ Văn 12 tập một
Hình tượng tiếng đàn trong bài thơ mang ý nghĩa ẩn dụ gì?
Bài làm:
Hình tượng tiếng đàn trong bài thơ mang nghĩa ẩn dụ
- Tiếng đàn gắn liền với cây đàn ghi-ta và chiếc áo choàng đỏ gắt - những hình ảnh biểu tượng cho văn hóa, nghệ thuật cũng là những nét đặc trưng của Tây Ban Nha. Đó là những trận đấu bò tót với những dũng sĩ oai hùng trên sân đấu, là âm thanh của tiếng đàn vang vọng mở ra một không gian văn hóa đậm chất Tây Ban Nha ngay từ những dòng thơ đầu tiên.
- Tiếng đàn là hình ảnh ẩn dụ cho tài năng và số phận của Lor-ca. Ấy là tiếng đàn bọt nước. Hình ảnh ấy vừa là hình ảnh thực, vừa là hình ảnh ẩn dụ. Bọt nước là những thứ tròn trịa, trong trắng, tinh khối cũng là những thứ mong manh, dễ vỡ. Cũng giống như tài năng của Lor-ca, một tài năng xuất chúng với thơ ca, với nghệ thuật đủ sức lay động đến trái tim của hàng triệu người dân Tây Ban Nha lúc bấy giờ. Nhưng cũng chính vì sức lay động quá lớn ấy mà chàng đã phải chịu một số phận bi thảm, vì tài năng của chàng sinh ra nơi đầu sóng ngọn gió, nơi chân thác đầu ghềnh nên dễ dàng vỡ tung. Chàng bị chế độ phát xít kìm hãm, tìm cách tiêu diệt. Và người nghệ sĩ tài hoa ấy đã bị kết án tử hình.
- Tiếng đàn được gợi lên với rất nhiều cung bậc, cảm xúc, biến hóa khôn lường: khi là tiếng đàn của niềm vui và khát vọng, khi là tiếng đàn của thương nhớ, kỉ niệm, lúc lại là tiếng đàn đau thương của cái chết. Ám ảnh trong lòng của người đọc là âm thanh của tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy. Lối thơ vắt dòng với biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác khiến cho tiếng ghi-ta vốn dĩ không thể nhìn thấy mà chỉ có thể cảm nhận được lại có thể nhìn thấy bằng mắt thường, thành từng giọt, từng giọt, chảy xuống như máu của chính người nghệ sĩ đang thấm vào đất, Cái chêt của Lor-ca cũng vì thế mà hiện lên thật rõ nét và sinh động.
- Tiếng đàn còn là âm thanh của bản nhạc tiễn đưa, là dòng cảm xúc mãnh liệt của tác giả khi nhắc tới Lor-ca, người nghệ sĩ tài hoa của xứ sở Tây Ban cầm.
Xem thêm bài viết khác
- Nêu những nét chính về tình hình lịch sử, xã hội, vãn hoá có ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975.
- Đọc văn bản của Gi. Nê-ru và trả lời các yêu cầu
- Cảm hứng thẩm mĩ và văn phong của Hoàng Phủ Ngọc Tường qua đoạn trích bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông?
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Bác ơi!
- Sông Hương vùng thượng lưu được tác giả miêu tả như thế nào? Nhừng hình ảnh chi tiết, những liên tưởng và thủ pháp nghệ thuật nào cho thấy nét riêng trong lối viết ký của tác giả.
- Nội dung chính bài thơ Tây Tiến
- Tác giả đã tô đậm những phẩm chất gì cuả sông Hương trong lịch sử và thơ ca? Phân tích cách nhìn độc đáo mang tính phát hiện của tác giả?
- Trong bài thơ, cái tôi của tác giả thời tuổi nhỏ được tái hiện như thế nào? Nét quen thuộc và mới mẻ trong cách nhìn của tác giả về chính mình trong quá khứ?
- Cách viết của nhà văn đã thay đổi thế nào khi chuyển sang biểu hiện sông Đà như một dòng chảy trữ tình Bài 3 trang 192 SGK Ngữ văn 12 tập 1
- So sánh hiện tượng lặp kết cấu cú pháp trong những câu văn xuôi, những câu thơ ở bài 1 với kết cấu của những câu thuộc các thể loại khác sau đây để thấy điểm giống nhau và khác nhau của chúng a.
- Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng cất lên “Nghe như ngậm nhạc trong miệng” Phân tích bài thơ Tây Tiến để làm rõ ngòi bút nghệ thuật của Quang Dũng. Văn mẫu 12
- Vấn đề đặt ra và hệ thống luận điểm, cách triển khai lí lẽ và dẫn chứng trong các bài viết Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao...