Nội dung chính bài thơ Sóng
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1:Trình bày những nội dung chính trong bài Sóng. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 12 tập 1.
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Giới thiệu chung
- Tác giả
Xuân Quỳnh tên đầy đủ là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh (1942-1988). Quê ở làng La Khê - Hà Đông - Hà Tây. Xuân Quỳnh làm thơ và nên duyên vợ chồng với nhà viết kịch nổi tiếng lưu Quang Vũ. Cả hai người đã có những phút giây hạnh phúc bên nhau dù cả hai đều có con riêng. Thế nhưng hạnh phúc chẳng được bao lâu thì gia đình họ gặp phải một tai nạn kinh hoàng. Và tai nạn ấy đã cướp đi tính mạng của cả gia đình họXuân Quỳnh là một nhà thơ trẻ tiêu biểu thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nướcTác phẩm chính của bà: tự hát, hoa dọc chiến hào, tiếng gà trưa…
Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của người phụ nữ giàu tình yêu thương, vừa chân thành mà đằm thắm, đầy khát khao trong tình yêu. Nhưng cũng vừa ấu lo về sự đổ vỡ trong tình yêu.
- Tác phẩm
Sóng được sáng tác vào năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu. Bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh. Bài thơ được in trong tập Hoa dọc chiến hào.
2. Phân tích văn bản
- Nhận thức về tình yêu qua hình tượng sóng
Tác giả đưa ra những trạng thái cảm xúc trong hình tượng sóng cũng giống như những cung bậc tình cảm phong phú, những trạng thái cảm xúc đối cực phức tạp của người phụ nữu khi yêu. Thể hiện quan niệm mới về tình yêu: yêu là tự nhân thức, là vươn tới cái rộng lớn, cao xa. Qua đó là lời khẳng định khát vọng tình yêu cháy bỏng luôn thường trực trong trái tim tuổi trẻ.
- Những suy nghĩ, trăn trở về cội nguồn và quy luật của tình yêu
Sử dụng dày đặc các câu hơi tu từ “Từ nơi nào sóng lên?”, “Gió bắt đầu từ đâu?”: thể hiện mong muốn muốn tìm được cội nguồn của tình yêu, lí giải được tình yêu, khát khao hiểu được tình yêu, hiểu được bản thân mình và hiểu được người mình yêu. Thế nhưng tình yêu là bí ẩn, những trạng thái trong tình yêu luôn là những điều khó lí giải.
- Nỗi nhớ, lòng thủy chung son sắt của người con gái khi yêu
Trong tình yêu nỗi nhớ là tình cảm chủ đạo. Nỗi nhớ bao trùm cả không gian, thời gian là nỗi nhớ da diết sâu đâm, khôn nguôi. Nhân vật trữ tình "em" hóa thân vào sóng để tự bộc lộ nỗi nhớ da diết, cháy bỏng của mình. Qua đó thể hiện lòng thủy chung, son sắt của người con gái trong tình yêu. Lòng thủy chung là sức mạnh để tình yêu vượt qua mọi khó khăn, thử thách để tới với bến bờ hạnh phúc. Lời khẳng định cho cái tôi của một con người luôn tin tưởng vào tình yêu.
- Khát vọng về tình yêu vĩnh cửu, bất diệt
Sự nhạy cảm và lo âu của tác giả về cuộc đời trước sự trôi chảy của thời gian “Cuộc đời tuy dài thế ... Mây vẫn bay về xa”. Thể hiện sự băn khoăn, khắc khoải của nhân vật trữ tình muốn được hóa thành “trăm con sóng nhỏ” để muôn đời vỗ mãi vào bờ. Đó khát khao của nguời phụ nữa được hòa mình vào cuộc đời, được sống hết lòng với biển tình yêu.
B. Phân tích chi tiết nội dung bài học
- Nhận thức về tình yêu qua hình tượng sóng
Tác giả đưa ra những trạng thái cảm xúc trong hình tượng sóng cũng giống như những cung bậc tình cảm phong phú, những trạng thái cảm xúc đối cực phức tạp của người phụ nữu khi yêu. Thể hiện quan niệm mới về tình yêu: yêu là tự nhân thức, là vươn tới cái rộng lớn, cao xa. Qua đó là lời khẳng định khát vọng tình yêu cháy bỏng luôn thường trực trong trái tim tuổi trẻ.
Sử dụng thủ pháp đối lập: dữ dội – dịu em, ồn ào – lặng lẽ=> Thể hiện Các cung bậc, sắc thái khác nhau của sóng cũng giống như những cung bậc tình cảm phong phú, những trạng thái đối cực phức tạp, đầy nghịch lí của người phụ nữu khi yêu
Hình ảnh ẩn sụ, nhân hóa “Sông không hiểu nổi mình/Sóng tìm ra tận bể”: khát vọng bay xa. Muốn sống trong những điều lớn lao thoát khỏi những gì chật chội, nhỏ hẹp, tầm thường để được tình yêu vỗ về.
=> Quan niệm mới về tình yêu: yêu là tự nhân thức, bỏ đi những gì nhỏ nhen, ích kỉ, yêu là vươn tới cái rộng lớn.
Sử dụng phép so sánh, liên tưởng “Ôi con sóng ngày xưa ... Bồi hồi trong ngực trẻ”=> Như là lời khẳng định khát vọng tình yêu cháy bỏng luôn thường trực trong trái tim tuổi trẻ, sống hết lòng vì tình yêu.
- Những suy nghĩ, trăn trở về cội nguồn và quy luật của tình yêu
Sử dụng dày đặc các câu hơi tu từ “Từ nơi nào sóng lên?”, “Gió bắt đầu từ đâu?”: thể hiện mong muốn muốn tìm về được cội nguồn của tình yêu, lí giải được tình yêu, khát khao hiểu được tình yêu, hiểu được bản thân mình và hiểu được người mình yêu.
Thế nhưng tình yêu là bí ẩn, những trạng thái trong tình yêu luôn là những điều khó lí giải.
Câu trả lời “Em cũng không biết nữa”: Lời tự thú chân thành của người phụ nữ, đầy hồn nhiên, nữ tính.
- Nỗi nhớ, lòng thủy chung son sắt của người con gái khi yêu
Trong tình yêu nỗi nhớ là tình cảm chủ đạo. Nỗi nhớ bao trùm cả không gian, thời gian là nỗi nhớ da diết sâu đâm, khôn nguôi. Nhân vật trữ tình "em" hóa thân vào sóng để tự bộc lộ nỗi nhớ da diết, cháy bỏng của mình. Qua đó thể hiện lòng thủy chung, son sắt của người con gái trong tình yêu. Lòng thủy chung là sức mạnh để tình yêu vượt qua mọi khó khăn, thử thách để tới với bến bờ hạnh phúc. Lời khẳng định cho cái tôi của một con người luôn tin tưởng vào tình yêu.
Nỗi nhớ bao trùm cả không gian, thời gian: “dưới lòng sâu... trên mặt nước...”, “ngày đêm không ngủ được”
Nỗi nhớ da diết, sâu đậm tồn tại trong ý thức và đi vào cả tiềm thức: “Lòng em nhớ đến anh/Cả trong mơ còn thức”
=> Tác giả sử dụng cách nói cường điệu nhưng hết sức hợp nhằm tô đậm nỗi nhớ mãnh liệt của nhân vật trữ tình "em". Tác giả tự mình hóa thân vào sóng để “em” tự bộc lộ nỗi nhớ da diết, cháy bỏng của mình
Người con gái trong tình yêu mang trong mình tấm lòng thuỷ chung, son sắc.
“Em”: phương Bắc phương Nam – “Hướng về anh một phương”
=> Lời thề về lòng thuỷ chung của người con gái trong tình yêu.
“sóng” : ngoài đại dương → “Con nào chẳng tới bờ” => Thể hiện quy luật vốn có, tất yếu của tự nhiên.
Lòng thủy chung chính là sức mạnh để tình yêu vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Chỉ cần có niềm tin về tình yêu thì sẽ đến được bến bờ hạnh phúc. Đó cũng là lời khẳng định cho cái tôi của tác giả của một con người luôn tin tưởng vào tình yêu, khát vọng yêu, và được yêu trong cuộc sống.
- Khát vọng về tình yêu vĩnh cửu, bất diệt
Sự nhạy cảm và lo âu của tác giả về cuộc đời trước sự trôi chảy của thời gian “Cuộc đời tuy dài thế ... Mây vẫn bay về xa”.
“Làm sao” thể hiện sự băn khoăn, khắc khoải của nhân vật trữ tình muốn được hóa thành “trăm con sóng nhỏ” để muôn đời vỗ mãi vào bờ. Đó khát khao của nguời phụ nữa được hòa mình vào cuộc đời, được sống hết lòng với biển tình yêu.
3. Tổng kết
- Nội dung:
Bài thơ là tiếng lòng của người phụ nữ trong tình yêu luôn thiết tha, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người. Từ đó cho thấy tình yêu là một thứ tình cảm cao đẹp mà con người cần có và luôn hướng tới.
- Nghệ thuật:
Hình ảnh sóng đôi sóng và em. Xây dựng hình ảnh ẩn dụ - với hình tượng sóng, vừa mang nghĩa thực, vừa mang nghĩa ẩn dụ.
Thể thơ năm chữ tạo âm điệu sâu lắng, dạt dào, như những con sóng biển và cũng là sóng lòng của chính người phụ nữ trong tình yêu.
Cách ngắt nhịp linh hoạt, phóng khoáng và cách gieo vần, phối âm độc đáo, giàu sức liên tưởng
Giọng thơ vừa thiết tha, đằm thắm, ngôn ngữ dung dị, gần gũi.
- Ý nghĩa:
Bài thơ "Sóng" của Xuân Quỳnh đã cho chúng ta thấy rõ những cung bậc cảm xúc thầm kín trong tình yêu. Đó là tiếng lòng, là nhịp chảy của những trái tim đang khao khát, rạo rực niềm yêu thương. Qua đó cũng thể hiện nét đẹp của người phụ nữ thuỷ chung, son sắc trong tình yêu.
Xem thêm bài viết khác
- Nội dung chính bài Ai đã đặt tên cho dòng sông?
- Theo tác giả, vì sao văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng giống như “những vì sao có ánh sáng khác thường”, “con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy”?
- Sông Hương vùng thượng lưu được tác giả miêu tả như thế nào? Nhừng hình ảnh chi tiết, những liên tưởng và thủ pháp nghệ thuật nào cho thấy nét riêng trong lối viết ký của tác giả.
- Soạn văn 12 bài Bác ơi! (Bài đọc thêm) trang 167 sgk
- Tính dân tộc trong hình thức nghệ thuật thơ Tố Hữu biểu hiện ở những điểm cơ bản nào?
- Soạn văn bài: Người lái đò sông Đà
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Đất Nước
- Qua bài thơ, anh/chị hình dung như thế nào về chân dung người lính Tây Tiến?
- Hình tượng bao trùm, xuyên suốt bài thơ là hình tượng sóng. Mạch liên kết các khổ thơ là những khám phá liên tục về sóng. Hãy phân tích hình tượng này
- Tình cảm sâu nặng của tác giả với bà mình được biểu hiện cụ thể như thế nào?
- Những đặc điểm cơ bản của phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh
- Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng cất lên “Nghe như ngậm nhạc trong miệng” Phân tích bài thơ Tây Tiến để làm rõ ngòi bút nghệ thuật của Quang Dũng. Văn mẫu 12