Nội dung chính Tổng kết tiếng Việt: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

  • 1 Đánh giá

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Tổng kết tiếng Việt: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 12 tập 2.

Bài làm:


Nội dung bài gồm:

Back to top

A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm

  • Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ bao gồm hai quá trình: quá trình tạo lập văn bản do người nói hay người viết thực hiện, quá trình lĩnh hội văn bản do người nghe hay người đọc thực hiện. Hai quá trình này có thể diễn ra đồng thời, cùng một thời điểm (hội thoại) cũng có thể ở các thời điểm và khoảng không gian cách biệt.

Back to top

B. Nội dung chính cụ thể

Giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin của con người, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ, nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, tình cảm, hành động. Đó là hoạt động không thể thiếu của con người và xã hội loài người, nhờ đó, con người trưởng thành, xã hội được hình thành và phát triển.

Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ bao gồm hai quá trình: quá trình tạo lập văn bản do người nói hay người viết thực hiện, quá trình lĩnh hội văn bản do người nghe hay người đọc thực hiện.

2. Trong hoạt động giao tiếp, ngôn ngữ được sử dụng ở hai dạng: nói và viết. Hai dạng đó có sự khác biệt về điều kiện tạo lập và lĩnh hội văn bản, về kênh giao tiếp, về cách dùng từ, đặt câu và tổ chức văn bản.

3. Ngữ cảnh giao tiếp là bối cảnh ngôn ngữ, làm cơ sở cho việc sử dung ngôn ngữ và tạo lập văn bản, đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội thấu đáo văn bản. Ngữ cảnh bao gồm các nhân tố: nhân vật giao tiếp, bối cảnh rộng (bối cảnh văn hóa), bối cảnh hẹp (bối cảnh tình huống), hiện thực được đề cập đến và văn cảnh.

4. Nhân vật giao tiếp là nhân tố quan trọng, phải óc năng lực tạo lập và lĩnh hội văn bản. Trong giao tiếp ở dạng nói, họ thường đổi vai cho nhau hay luân phiên lượt lời. Đặc điểm của nhân vật giao tiếp: vị thế xã hội, quan hệ thân sơ, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, tầng lớp xã hội, vốn sống, văn hóa...

5. Các nhân vật giao tiếp sử dụng ngôn ngữ chung của xã hội để tạo ra lời nói - những sản phẩm cụ thể của các nhân.

6. Mỗi câu thường có hai thành phần nghĩa: nghĩa sự việc và nghĩa tình thái. Nghĩa sự việc ứng với sự việc mà câu đề cập đến. Nghĩa tình thái thường thể hiện thái độ, tình cmar, sự nhìn nhận, đánh giá của người nói đối với sự việc hoặc đối với người nghe.

7. Trong hoạt động giao tiếp cần chú ý giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Ví dụ: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ của lão Hạc và ông giáo trong truyện Lão Hạc của nhà văn Nam cao là hoạt động giao tiếp được diễn ra trực tiếp (dạng nói). Tức là hai nhân vật có thể trực tiếp trao đổi với nhau thông qua các lượt lời, sự trao đổi các hành động, cử chỉ.

Back to top

  • 4 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021