Anh (chị) hãy chọn một trong những đề bài sau và viết một bài văn nghị luận ngắn sử dụng từ ngữ, kiểu câu phù hợp
Bài tập 2: Trang 158 sgk ngữ văn 12 tập 2
Anh (chị) hãy chọn một trong những đề bài sau và viết một bài văn nghị luận ngắn sử dụng từ ngữ, kiểu câu phù hợp
a) Suy nghĩ của anh chị về lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên hiện nay
b) Một số bạn trẻ cho rằng: "trước hết là phải sống cho mình" theo anh chị, trách nhiệm với bản thân khác gì tính vị kỉ?
c) "giá trị của con người không ở chân lý người đó sở hữu hoặc cho rằng mình sở hữu, mà ở mỗi gian khó chân thành người đó nhận lãnh trong khi đi tìm chân lý"
Tờ câu nói trên anh chị suy nghĩ gì về thành công và thất bại trong hành trình tìm kiếm những giá trị cao đẹp của con người?
Bài làm:
a)
Công việc là động lực và là mục đích cũng như là một điều tất yếu mà không ai có thể không có. Lựa chọn nghề nghiệp là vấn đề đáng bàn luận trong thanh niên ngày nay.
Nghề nghiệp là khái niệm chỉ việc làm có tính ổn định, đem lại thu nhập để duy trì và phát triển cuộc sống cho mỗi con người. Nghề không đơn giản chỉ để kiếm sống mà còn là con đường để chúng ta thể hiện và khẳng định giá trị của bản thân mình. Nghề là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó nhờ được đào tạo con người có những kiến thức kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó đáp ứng nhu cầu của xã hội. Nghề nghiệp bao gồm nhiều chuyên môn nhiều lĩnh vực.Nghề nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đển con người và xã hội, vì thế nếu lựa chọn đúng, con người sẽ có được niềm say mê, sự hứng thú với công việc; có cơ hội phát huy năng lực của bản thân. Nếu lựa chọn sai, chúng ta sẽ đánh mất cơ hội và công việc trở thành gánh nặng. Vì vậy, cần phải chủ động, sáng suốt khi đối diện với vấn đề quan trọng này.
Xã hội phát triển, các ngành nghề mở rộng, tạo ra nhiều việc làm. Các loại hình đào tạo nghề cũng đa dạng hơn... Thông tin phong phú (báo chí, truyền hình, internet, các cuộc hội thảo...) cung cấp tốt hơn những hiểu biết về nghề nghiệp và nhu cầu của xã hội. Thanh niên được tự do, chủ động hơn trong việc lựa chọn nghề nghiệp. Nhiều bạn trẻ sớm có ý thức về năng lực cũng như khát vọng của bản thân nên đã định hình được con đường lập nghiệp một cách đúng đắn, nhanh nhạy. Tuy nhiên, có những bạn không biết được khả năng của mình, không biết được điểm mạnh và hạn chế của mình mà chạy theo xu thế, hay là theo kiểu "cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy". Nhu cầu của xã hội ngày càng cao, đòi hỏi chất lượng nguồn nhân lực nên muốn có công việc tốt cần phải được đào tạo tốt. Hệ thống các trường dạy nghề của chúng ta chưa thực sự phát triển, chưa được hoàn thiện... Nhiều bạn trẻ còn lựa chọn nghề nghiệp theo xu hướng chung "thời thượng" - chỉ chú trọng những nghề nghiệp được xã hội đề cao hoặc hứa hẹn thu nhập cao mà không tính đến khả năng của bản thân và nhu cầu của thực tế. Nhiều người coi cánh cửa vào trường đại học là con đường duy nhất dẫn đến tương lai. Rút cuộc, xã hội lâm vào tình trạng "thừa thầy, thiếu thợ", không ít sinh viên ra trường thất nghiệp hoặc phải làm trái ngành nghề đã học...
Chính vì thế, mỗi bạn trẻ cần có ý thức về bản thân, cần suy nghĩ nghiêm túc khi lựa chọn nghề nghiệp. Không cần thiết phải cố định vào một con đường thi đại học mà nên mở rộng theo các hướng học nghề phù hợp với điều kiện và năng lực của mình.
b)
Cuộc sống ngày càng phát triển, con người càng bận rộn hơn, nhu cầu chăm sóc bản thân nhiều hơn. Nhất là trong tầng lớp thanh niên, vì ảnh hưởng bởi nhiều luồng tư tưởng khác nhau mà cho rằng sống trước hết là phải sống cho mình. Lối suy nghĩ này khiến chúng ta suy nghĩ về sự trách nhiệm với bản thân và vị kỷ. Vậy có trách nhiệm với bản thân và vị kỷ khác nhau như thế nào?
Trứơc hết chúng ta phải hiểu về câu nói này như thế nào? “sống” là như thế nào? Sống là việc chúng ta sinh ra và lớn lên trong một giai đoạn nhất định. Sống còn bao hàm cả cống hiến và hưởng thụ. Nếu chúng ta chỉ biết cống hiến không thôi thì chẳng khác nào robot, máy móc chỉ biết làm việc cống hiến cho cuộc sống. Nhưng chỉ hưởng thụ không thì nó sẽ biết ta trở thì một con người ích kỉ, chỉ biết nghĩ cho mình mà không quan tâm đến người khác. Vậy chúng ta phải sống thế nào cho đúng và phù hợp với xã hội?
Với ý nghĩa tích cực, sống cho mình là mỗi người phải có trách nhiệm với bản thân, tức là có sự ràng buộc đối với lời nói, hành vi của mình. Người xưa có câu: Thương người như thể thương thân. Như vậy, mình phải thương thân trước rồi mới thương người. Có khả năng tự lo cho bản thân thì mới lo được cho người khác. Thương thân ở đây đồng nghĩa với có trách nhiệm với bản thân. Người có trách nhiệm với bản thân thường sống có lý tưởng, mục đích đúng đắn, tốt đẹp phù hợp với đạo lí; biết yêu thương gia đình, quê hương, đất nước; luôn có ý thức tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất, sức khỏe để trở thành một công dân hữu ích. Họ có nếp sống nghiêm túc, quy củ; biết kiềm chế những ham muốn vật chất; biết tránh xa các thói hư tật xấu; không cho phép mình có những lời nói và hành động sai lầm. Họ biết kính trên nhường dưới, có lòng tự trọng, có ý chí và nghị lực phấn đấu, vượt qua khó khăn thử thách trên đường đời để biến ước mơ thành hiện thực, tạo dựng cho mình một cuộc sống ổn định, một tương lai tươi sáng. Đó là những biểu hiện cụ thể của lối sống có trách nhiệm đối với bản thân. Người xưa đề cao tu thân rồi mới lập nghiệp là vậy.
Bên cạnh đó, sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế là cơ hội để lối sóng vị kỷ lên ngôi. Đó là lối sống chỉ biết đến bản thân mình. luôn muốn mọi lợi ích về mình mà không quan tâm đến người khác ra sao, nghĩ như thế nào. Họ thường là những con người có lối sống thực dụng, luôn luôn giành phần dễ, thuận lợi cho mình đẩy người khác vào khó khăn. Khi hưởng thụ thì họ là những con người có mặt đầu tiên nhưng khi xã hội khó khăn hay cần họ thì họ lại lùi lũi như con rùa nuôi trong xó. Người xưa có câu: “Ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, làm như mèo mửa” hay câu “ Ăn thì ăn những miếng ngon/ Làm thì chọn việc cỏn con mà làm”. Đây là lối sống chỉ biết mình cần phải phê phán. Lối sống chỉ biết mình như vậy đồng nghĩa với cuộc sống vị kỉ, luôn cô đơn mà không có người chia sẻ lúc vui buồn. Dần dần tự dưng họ sẽ thấy cuộc sống của bản thân thật là nhàm chán. Và họ luôn nghĩ cuộc sống chẳng có gì tốt đẹp nhưng thực chất cuộc sống thì lại rất tươi đẹp và tràn đầy ánh sáng của niềm vui. Khi tính vị kỉ được đẩy lên ở một mức độ cao con người sẽ trở nên lạnh lùng, vô cảm với chính bản thân và cuộc đời. Có những người vì lợi ích của các nhân mà dùng những âm mưu thủ đoạn hãm hại người khác mà không quan tâm người khác ra sao.
Như vậy lối sống ấy là không nên bởi sống trong cả một cộng đồng người chúng ta cần phải biết quan tâm thương yêu lẫn nhau, giúp nhau vượt qua khó khăn, gian khổ. Vì thế có câu: “ Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực mà là nơi không có tình thương”. Như vậy tại sao chúng ta không cùng yêu thương lẫn nhau, chúng ta sẽ được rất nhiều thứ quan trọng trong cuộc đời. Khi ấy bạn sẽ thấy cuộc sống của bạn tươi đẹp hơn, cuộc sống có nhiều niềm vui từ những người xung quanh và cuộc sống sẽ có thêm nhiều ý nghĩa hơn. Nhất là tuổi trẻ hiện nay những mầm non tương lai của đất nước hãy phấn đấu vươn lên làm giàu một cách chính đáng và hưởng thụ những gì mà mình đã làm ra. Không nên dành giật hay chà đạp người khác để lấy lợi ích riêng cho bản thân mình. Các bạn à đất nước luôn cần những con người thành đạt như vậy để xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh vươn mình lên sánh vai với các cường quốc năm châu. Như Tố Hữu cùng đã từng nói:
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình
Xem thêm bài viết khác
- Dựa vào nội dung truyện giải thích nhan đề vợ nhặt. Qua hiện tượng nhặt được vợ của Tràng anh chị hiểu gì về tình cảnh và thân phận của người nông dân nghèo trong nạn đói khủng khiếp năm 1945? Soạn văn bài Vợ nhặt - Ngữ văn 12
- Thế nào là cảm và hiểu trong tiếp nhận văn học?
- Nêu cảm nghĩ về các nhân vật: Người đàn bà vùng biển; lão đàn ông độc ác, chị em thằng Phác; người nghệ sĩ nhiếp ảnh Soạn Văn 12
- Nội dung chính bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc
- Theo anh chị, hủ tục cần bài trừ nhất trong các ngày lễ, tết ở Việt Nam là gì? Trình bày hiểu biết của anh chị về vấn đề này?
- Rèn luyện kỹ năng mở bài, kết bài trong bài văn nghị luận
- Nội dung chính bài Rèn luyện kỹ năng mở bài, kết bài trong bài văn nghị luận
- Phân tích tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài
- Nội dung chính bài Vợ chồng A Phủ
- Phân tích tác phẩm “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của tác giả Lưu Quang Vũ
- Nội dung chính bài Phong cách ngôn ngữ hành chính
- Nội dung chính bài Hồn Trương Ba da hàng thịt