Nội dung chính bài Soạn văn bài: Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: "Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 10 tập 1.
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm
Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết:
- Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết có những đặc điểm về hoàn cảnh sử dụng trong giao tiếp, các phương tiện cơ bản và yếu tố hỗ trợ, về tự ngữ và các câu văn. Vì thế cắn nói và viết cho phù hợp với các đặc điểm riêng đó.
B. Nội dung chính cụ thể
I- Đặc điểm ngôn ngữ nói
- Ngôn ngữ nói là ngôn ngữ âm thanh, là lời nói dùng trong giao tiếp hàng ngày giữa con người với con người, trong đó hai người có thể thay phiên nhau đóng vai trò người nói hoặc người nghe. Do đó, trong giao tiếp bằng ngôn ngữ nói, người nghe có thể phản hồi để người nói có thể chỉnh, sửa. Mặt khác, do sự giao tiếp bằng ngôn ngữ diễn ra tức thời, nen người nói ít có điều kiện lựa chọn, gọt giũa các phương tiện ngôn ngữ.
- Ngôn ngữ nói cũng rất đa dạng về ngữ điệu : Giọng nói có thể cao hay thấp, nhanh hay chậm, mạnh hay yếu, liên tục hay ngắt quãng. Trong ngôn ngữ nói, ngữ điệu là yếu tố quan trọng góp phần bộc lộ và bổ sung thông tin.Trong ngôn nữ nói, ngoài sự kết hợp giữa âm thanh và giọng điệu như : nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ,… của người nói:
- Từ ngữ trong ngôn ngữ nói được sử dụng khá đa dạng, có một số từ ngữ mang những lớp từ mang tính khẩu ngữ, có những từ ngữ địa phương, các tiếng lóng, các biệt ngữ, các trợ từ, thán từ... Ngôn ngữ nói hay dùng những câu tỉnh lược nhưng cũng có khi câu nói rườm rà, có nhiều yếu tố dư, hoặc lặp đi lặp lại qua đó để nhấn mạnh hoặc để người nghe có điều kiện tiếp nhận, lĩnh hội, thấu đáo nội dung giao tiếp.
- Ta cần phải phân biệt rõ việc nói và đọc một văn bản. Đọc cũng là cách ta phát ra âm thanh để mọi người nghe, nhưng lệ thuộc vào văn bản từng dấu câu, cho nên đọc chỉ là hành động phát âm của một văn bản viết nhưng người đọc cố gắng tận dụng những ưu thế của ngôn ngữ nói để biểu đạt và diễn cảm.
Ví dụ 1: thuyết trình trước hội nghị bằng một báo cáo viết sẵn, nói trước công chúng theo một văn bản,...
Ví dụ 2: Hội thoại trong ngôn ngữ nói:
- Kìa anh ấy gọi! Có muốn ăn cơm trắng mấy giò thì ra đẩy xe bò với anh ấy!
Thị cong cớn:
- Có khối cơm trắng mấy giò đấy! Này, nhà tôi ơi, nói thật hay nói khoác đấy.
II- Đặc điểm của ngôn ngữ viết
- Ngôn ngữ viết được thể hiện qua chữ viết trong văn bản, ngôn ngữ viết được hình thành một cách có chọn lọc kĩ càng, có suy nghĩ và căn chỉnh một cách cẩn thận. Nhờ có sự ghi chép bằng chữ trong văn bản mà ngôn ngữ viết đến được với đông đảo người đọc trong phạm vi không gian rộng lớn và thời gian lâu dài.
- Ngôn ngữ viét tuy không có ngữ điệu và sự phối hợp của các yếu tố hỗ trợ như cử chỉ, điệu bộ nhưng ngôn ngữ viết có ưu điểm là được có sự hỗ trợ của hệ thống dấu câu, của các kí hiệu và văn tự, của các hình ảnh minh hoạ, bảng biểu, sơ đồ. Điều đó giúp ngôn ngữ viết cũng trở nên phong phú.
- Ngôn ngữ viết được sản sinh một cách có chọn lọc, được suy nghĩ, nghiền ngẫm và gọt giũa.
- Từ ngữ trong ngôn ngữ viết có thể thay thế được lựa chọn hay nên có điều kiện đạt được độ chính xác cao. Đồng thời khi viết, tuỳ từng phong cách ngôn ngữ của văn bản mà người viết có sự lựa chọn hệ thống ngôn từ thích hợp cho từng trường hợp.
- Ngôn ngữ nói được ghi lại bằng chữ viết trong văn bản. Trong trường hợp này, văn bản viết nhằm mục đích thể hiện ngôn ngữ nói trong những biểu hiện sinh động, cụ thể và khai thác những ưu thế của nó.
- Ngôn ngữ viết trong văn bản đôi khi được trình bày lại bằng lời nói miệng.
=> So sánh sự khác nhau giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. So với ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết được lựa chọn rất kĩ càng, chính xác và có sự điều chỉnh, gọt giũa nên sai sót sẽ ít hơn. Cách truyền đạt tới người tiếp nhận cũng sẽ được cụ thể, người đọc có thể đọc đi đọc lại nhiều lần, và ghi nhớ những ngôn ngữ viết đó.
Tuy nhiên, để giao tiếp được bằng ngôn ngữ viết, cả người viết và người đọc đều phải lưu y: biết các kí hiệu chữ viết, các quy tắc chính tả, quy tắc tổ chức văn bản.
Ví dụ 1: Trong thơ ca Việt Nam thì đã có nhiều bức tranh mùa thu rất đẹp hết ý.
Ví dụ 2: Còn như máy móc, thiết bị do nước ngoài đưa vào góp vốn thì không được kiểm soát, họ sẵn sàng khai vống lên đến mức vô tội vạ..
Xem thêm bài viết khác
- Mị Châu bị Rùa Vàng kết tội là giặc, lại bị vua cha chém đầu, nhưng sau đó, máu nàng hóa thành ngọc trai, xác nàng hóa thành ngọc thạch. Hư cấu như vậy, người xưa muốn bày tỏ thái độ và tình cảm như thế nào đối với nhân vật Mị Châu và muốn gửi gắm điều gì
- Soạn văn bài: Đọc Tiểu Thanh kí
- Nội dung chính bài Đọc Tiểu Thanh kí
- Các dạng bài văn viết về chủ đề: Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy
- Cách dùng số từ, danh từ trong câu thơ thứ nhất và nhịp điệu hai câu thơ đầu có gì đáng chú ý? Hai câu thơ ấy cho ta hiểu hoàn cảnh cuộc sống và tâm trạng của tác giả như thế nào.
- Soạn văn bài: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ( Tiếp theo)
- Tóm tắt Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy dựa theo nhân vật Trọng Thủy
- Hãy tóm tắt diễn biến trận đánh để so sánh tài năng và phẩm chất của hai tù trưởng
- Phân tích diễn biến của truyện để thấy mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám đã diễn ra như thế nào?
- Ý nghĩa của “nỗi thẹn” trong câu thơ cuối “Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu”
- Phân tích vai trò của mỗi đoạn thơ (đề, thực, luận, kết) đối với chủ đề toàn bài.
- Anh chị cảm nhận như thế nào về sức mạnh của quân dân nhà Trần qua câu thơ “Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu"?