Tóm tắt Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy dựa theo nhân vật Trọng Thủy
Câu 2: Trang 122- sgk Ngữ Văn 10 tập 1
Tóm tắt Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy dựa theo nhân vật Trọng Thủy
Bài làm:
Vốn có ý đồ dòm ngó tới lãnh thổ nước ta, Triệu Đà nhiều lần đem quân sang xâm chiếm Âu Lạc. Thế nhưng lần nào đem quân sang Triệu Đà đều nhận kết cục thảm hại. Triệu Đà bèn đem con trai mình là Trọng Thủy sang kết hôn với con gái vua An Dương Vương là Mị Châu để cầu hòa hai nước. Sau khi vua An Dương Vương đồng ý mối hôn sự này, Trọng Thủy ở lại Âu Lạc với ý đồ mật thám dò xét bí quyết chiến thắng của vua An Dương Vương. Sau khi dối gạt để Mị Châu đem lòng thương yêu, tin tưởng, Trọng Thủy nhờ Mị Châu dẫn đi xem trộm nỏ thần. Thừa dịp, Trọng Thủy đem đánh tráo nỏ thần và sau đó xin phép vua An Dương Vương về nước thăm cha bệnh nặng. Trước lúc ra đi Trọng Thủy hứa hẹn với Mị Châu, tặng Mị Châu chiếc áo lông ngỗng dặn rằng nếu có chuyện gì xảy ra thì sẽ theo dấu áo lông ngông để lại để tìm nàng. Thủy trở về cùng cha đem quân sang xâm lược. Không có nỏ thân, đội quân vua An Dương Vương đại bại nhanh chóng. Nước mất nhà tan, vua An Dương Vương cùng con gái cưỡi ngựa chạy ra hướng biển. Nhớ lời Trọng Thủy dặn, Mị Châu rứt rông áo ngỗng đánh dấu đường. Thủy theo đấu Mị chạy đuổi theo nhưng đến nơi đã thấy Mị Châu chết tự bao giờ. Trọng Thuỷ ôm xác Mị Châu đem về Loa Thành an táng. Một hôm trong khi đi tắm, Trọng Thuỷ nhìn thấy bóng dáng Mị Châu dưới nước bèn cứ thế lao đầu xuống giếng mà chết. Người đời sau đồn rằng đem nước ở giếng này mà rửa ngọc minh châu thi thấy ngọc cứ ngày một sáng thêm lên.
Xem thêm bài viết khác
- Nội dung chính bài Tỏ lòng
- Tìm một số bài thơ viết về Mị Châu - Trọng Thủy và nêu lên sức sống lâu bền của Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy
- Cảm nhận chung của anh( chị) về cuộc sống nhân cách Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ" Nhàn"
- Tóm tắt Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy dựa theo nhân vật Trọng Thủy
- Nội dung chính bài Luyện tập viết đoạn văn tự sự
- Theo lời tuyên bố của Ra-ma: Chàng giao tranh với quỷ Ra-va-na, tiêu diệt hắn để giải cứu Xi-ta vì động cơ gì?
- Nội dung chính bài: Ca dao hài hước
- So sánh bản dịch thơ của Nguyễn Công Trứ với phần phiên âm và dịch nghĩa.
- Hãy phân tích giá trị miêu tả và biểu cảm của các câu văn có dùng lối so sánh phóng đại khi miêu tả nhân vật, khung cảnh khi diễn ra sự việc
- Phân tích nghệ thuật gây cười qua lời nói cuối truyện của thầy lí
- Các sản vật và khung cảnh sinh hoạt trong hai câu thơ 5, 6 có gì đáng chú ý? Hai câu thơ cho thấy cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm như thế nào? (Quê mùa, khổ cực? Đạm bạc mà thanh cao? Hòa hợp với tự nhiên?)
- Trong bài thơ có nhiều động từ diễn tả trạng thái của cảnh ngày hè. Đó là những động từ nào, trạng thái của cảnh được diễn tả ra sao?