Trình bày các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian
Câu 1 (Trang 19 – SGK) Trình bày các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian.
Bài làm:
1. Tính truyền miệng
- Văn học dân gian thường được truyền miệng theo không gian (từ vùng này qua vùng khác), hoặc theo thời gian (từ đời trước đến đời sau).
- Quá trình truyền miệng thường được thực hiện thông qua diễn xướng - tức là hình thức trình bày tác phẩm một cách tổng hợp (nói, hát, kể).
- Ảnh hưởng:
- Làm cho tác phẩm văn học dân gian được trau chuốt, hoàn thiện, phù hợp hơn với tâm tình của nhân dân lao động.
- Tạo nên tính dị bản (nhiều bản kể) của văn học dân gian.
2. Tính tập thể
- Quá trình sáng tác tập thể: Cá nhân khởi xướng - tập thể hưởng ứng (tham gia cùng sáng tạo hoặc tiếp nhận) cùng tu bổ, sửa chữa, thêm bớt cho phong phú, hoàn thiện.
- Trong khi tham gia lao động sản xuất, mọi người thường có những câu ca hay những câu chuyện hay kể cho cả một tập thể nghe. Đã có những câu hò hay những điệu nhạc reo vang, nó trở thành những tác phẩm vẻ vang trong thời kì lịch sử .
==> Tính truyền miệng và tính tập thể trở thành đặc trưng cơ bản, chi phối, xuyên suốt quá trình sáng tạo và lưu truyền tác phẩm văn học dân gian, thể hiện sự gắn bó mật thiết của văn học dân gian và các sinh hoạt trong đời sống cộng đồng.
Ngoài ra, văn học dân gian còn có tính thực hành, là sự gắn bó và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.
- Ví dụ:
- Bài ca lao động: Hò sông Mã, hò giã gạo,...
- Bài ca nghi lễ: Hát mo Đẻ đất đẻ nước của người Mường,...
Xem thêm bài viết khác
- Nội dung chính bài Tổng quan văn học Việt Nam
- Soạn văn bài: Lời tiễn dặn (Trích Tiễn dặn người yêu)
- Soạn văn bài: Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ
- Nội dung chính bài Ra-ma buộc tội
- Trong đoạn trích có nhắc đến việc Đăm Săn gặp ông Trời, được ông bày cách đánh thắng Mtao Mxây. Theo anh/chị, vai trò của thần linh và vai trò của con người đối với cuộc chiến đấu và chiến thắng của Đăm Săn được thể hiện như thế nào?
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Tấm Cám
- Lập dàn ý cho bài văn viết về một câu chuyện xảy ra trong cuộc sống mà anh/chị trực tiếp chứng kiến (cụ thể là đôi bạn giúp nhau học tốt, vượt qua khó khăn)
- Phân tích bài thơ “Nhàn” của tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Nhàn
- Phân tích nội dung yêu nước trong sáng tác của Nguyễn Trãi qua “Bình Ngô đại cáo” và “Cảnh ngày hè”
- Những biện pháp nghệ thuật nào thường được sử dụng trong ca dao hài hước
- Phân tích vai trò của mỗi đoạn thơ (đề, thực, luận, kết) đối với chủ đề toàn bài.