Nội dung chính bài ôn tập phần làm văn

2 lượt xem

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Ôn tập phần làm văn ". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 10 tập 2.

Bài làm:


Nội dung bài gồm:

Back to top

A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm

  • Văn tự sự trình bày một chuỗi các sự việc (sự kiện) có sự tiếp nối giữa chúng hướng đến một kết thúc nhằm thể hiện một ý nghĩa nào đó.
  • Văn Thuyết minh trình bày thuộc tính, cấu tạo, nguyên nhân, kết quả, tĩnh có ích hoặc tính có hại của sự vật hiện tượng.
  • Văn nghị luận là trinh bày tư tưởng quan điểm đối với tự nhiên, xã hội, con người bằng các luận điểm, luận cứ và cách lập luận.

Back to top

B. Nội dung chính cụ thể

  • Văn tự sự

Khái niệm: Văn tự sự trình bày một chuỗi các sự việc (sự kiện) có sự tiếp nối giữa chúng hướng đến một kết thúc nhằm thể hiện một ý nghĩa nào đó.

Mục đich: Biểu hiện con người, quy luật đời sống, bày tỏ thái độ tình cảm

  • Văn thuyết minh

Khái niệm: Trình bày thuộc tính, cấu tạo, nguyên nhân, kết quả, tĩnh có ích hoặc tính có hại của sự vật hiện tượng.

Mục đích: Giúp người đọc có tri thức khách quan và có thái độ đúng đắn đối với chúng

  • Nghị luận

khái niêm: Là trinh bày tư tưởng quan điểm đối với tự nhiên, xã hội, con người bằng các luận điểm, luận cứ và cách lập luận.

Mục đích: Thuyết phục mọi người tin, nghe và làm theo cái đúng, từ bỏ cái sai, cái xấu

  • Trong thực tế, khi viết các văn bản, chúng ta có thể kết hợp các kiểu văn bản lại với nhau.

Ví dụ:, trong văn bản tự sự có thể có cả miêu tả, biểu cảm. Trong văn nghị luận có thể có cả văn tự sự, thuyết minh.... Việt kết hợp các kiểu văn bản với nhau giúp cho bài văn trở nên sinh động, uyển chuyển và thuyết phục.

2. Sự việc và chi tiết tiêu biểu trong văn tự sự

  • Khái niệm sự việc và chi tiết tiêu biểu
    • Sự việc: cái xảy ra được nhận thức có ranh giới rõ ràng, phân biệt với những cái đã xảy ra.
    • Chi tiết: tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng.
  • Vai trò của các sự việc và chi tiết tiêu biểu
    • Dẫn dắt, to đậm tính cách của nhân vật
    • Tạo sư hấp dẫn, nhấn mạnh ý nghĩa của văn bản
  • Muốn lựa chọn các sự việc, chi tiết tiêu biểu, cần quan sát, suy ngẫm, so sánh và chọn lựa những chi tiết có ý nghĩa nhất, thể hiện nhân vật rõ nét nhất.

Ví dụ: Chi tiết Mị cứu A Phủ trong truyện vợ chồng A Phủ.

3. Cách lập dàn ý, viết đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm

  • Dàn ý gồm ba phần: Mở bài - Thân bài - Kết bài
  • Phần thân bài: sắp xếp để có thể đan xen các đoạn miêu tả và biểu cảm đối với nhân vật, hoàn cảnh nhân vật.
  • Không nên lan man, dài dòng, sa đà quá nhiều vào các yếu tố miêu tả và biểu cảm, tránh tình trạng lạc đề. Chỉ nên sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong các trường hợp như: miêu tả ngoại, nội tâm nhân vật; miêu tả thiên nhiên, biểu cảm về cuộc sống, hoàn cảnh, phẩm chất của nhân vật.
  • Tác dụng của các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự: khiến cho câu chuyện trở nên sinh động, hấp dẫn và có sức truyền cảm mạnh mẽ.

4. Các phương pháp thuyết minh

  • Phương pháp thuyết minh là các cách thức để nêu bật đặc điểm bản chất, tiêu biểu của sự vật, hiện tượng.
  • Có các phương pháp thuyêt minh chủ yếu là: nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân tích, phân loại, nguyên nhân - kết quả...
  • Trong bài văn thuyết minh, có thể sử dụng kết hợp nhiều phương pháp thuyết minh khác nhau để bài văn thuyết minh có sức thuyết phục, dễ hiểu, sáng rõ.

5. Cách viết một bài văn thuyết minh chuẩn xác và hấp dẫn

  • Để đảm bảo tính chuẩn xác của bài văn thuyết minh cần:
    • Quan sát thật kĩ lưỡng, tỉ mỉ đối tượng thuyết minh
    • Tìm hiểu kĩ, thu thập các thông tin liên quan về đối tượng, sự vật cần thuyết minh và xác nhận lại các thông tin.
    • Cần xác định rõ phạm vi tri thức về đối tượng, tránh lan man, lạc đề, lựa chọn các thông tin không cần thiết
  • Để đảm bảo tính hấp dẫn của bài văn thuyết minh, người viết cần
    • Lựa chọn những chi tiết quan trọng, đưa ra các con số chính xác, tránh sự mơ hồ, không rõ ràng
    • Sử dụng kết hợp các phương pháp thuyết minh để tạo ra sự đa dạng, linh hoạt tránh cho bài văn thuyết minh đơn điệu, nhàm chán
    • Có thể so sánh, đối chiếu các đối tượng với nhau để tạo ra sự khác biệt, nhấn mạnh các đặc điểm, tính chất của đối tượng, sự vật thuyết minh.

6. Cách lập dàn ý và viết các đoạn văn thuyết minh

  • Cần xác định rõ đối tượng thuyết minh của bài văn là gì để tìm hiểu và chuẩn bị các thông tin liên quan đến đối tượng, sự vật ấy.
  • Bài văn/đoạn văn thuyết minh cũng gồm 3 phần: Mở bài, thân bài và kết bài. Tuy nhiên, cấu tạo của phần thân bài thuyết minh có khác so với các bài khác
    • Trình bày cấu tạo
    • Trình bày đặc điểm
    • Trình bày lợi ích/tác dụng

7. Cấu tạo của một lập luận, các thao tác nghị luận và cách lập dàn ý một bài văn nghị luận

  • Cấu tạo của một lập luận: Lập luận gồm luận điểm, luận cứ, luận chứng: Luận điểm là vấn đề được đưa ra để bàn bạc. Luận cứ là những cơ sở làm chỗ dựa về mặt lí luận và thực tiễn. Luận chứng là những ví dụ thực tế nhằm chứng minh cho luận điểm, luận cứ.
  • Các thao tác nghị luận:
    • Thao tác nghị luận là những động tác được thực hiện theo trình tự và yêu cầu kĩ thuật được quy định trong hoạt động nghị luận.
    • Các thao tác nghị luận gồm: phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp và so sánh
  • Muốn lập được dàn ý cho bài văn nghị luận cần:
    • Nhận thức đúng về bài nghị luận (kiểu bài nghị luận, vấn đề nghị luận, phạm vi tài liệu).
    • Tìm ý cho bài văn. Tìm ý chính là tìm ra các luận điểm, luận cứ, từ khái quát đến cụ thể, chi tiết.
    • Lập dàn ý là việc lựa chọn, sắp xếp, triển khai các luận điểm, luận cứ lồng vào bố cục ba phần sao cho hợp lí.

8. Cách thức trình bày một vấn đề

  • Xác định rõ vấn đề cần trình bày
  • Tìm hiểu về đặc điểm, tính chất, các thông tin cần thiết về vấn đề, phác thảo đề cương để triển khai và phát triển bài trình bày.
  • Nếu trình bày vấn đề bằng văn bản, cần phải sắp xếp các ý khoa học, dễ hiểu. Nếu trình bày vấn đề bằng thuyết trình, cần phải chuẩn bị sẵn đề cương của vấn đề, trong khi nói cần chú ý kết hợp với ngôn ngữ cơ thế (cử chỉ, ánh mắt, khuôn mặt...) để tăng tính thuyết phục.

Back to top

Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội