Nội dung chính bài Ôn tập văn học dân gian Việt Nam
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: "Ôn tập văn học dân gian Việt Nam". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 10 tập 1.
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm
- Cúng cố, hệ thống hoá các tri thức đã học về văn học dân gian Việt Nam : đặc trưng của văn học dân gian, các thế loại văn học dân gian giá trị nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm.
- vận dụng đặc trưng các thể loại của văn học dân gian đế phân tích các tác phẩm cụ thế.
B. Nội dung chính cụ thể
1. Văn học dân gian có những đặc trưng riêng trong đó có:
Tính truyền miệng: Văn học dân gian thường được truyền miệng theo không gian từ vùng này qua vùng khác, hoặc theo thời gian từ đời trước đến đời sau.
Tính tập thể: là quá trình sáng tác tập thể có thể là do cá nhân khởi xướng - tập thể hưởng ứng (tham gia cùng sáng tạo hoặc tiếp nhận) cùng tu bổ, sửa chữa, thêm bớt cho phong phú, hoàn thiện. Ví dụ như các bài ca dao, tục ngữ được hình thành trong quá trình lao động sản xuất.
Tính thực hành: là sự gắn bó và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng. Ví dụ như những bài hát giao duyên.
Ví dụ: Các truyện cổ tích, truyền thuyết: Thánh Gióng, Tấm Cám, Lạc Long Quân – Âu Cơ, An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy...
2. Văn học dân gian có những thể loại: Truyện dân gian, sân khấu dân gian, câu thơ dân gian, câu nói dân gian.
3. Ca dao than thân
Ca dao than thân thường nói tới những số phận bất hạnh, nghèo khổ thường là thân phận những người phụ nữ thời phong kiến, giá trị phẩm chất của họ không được người ta biết đến và trân trọng. Thân phận ấy thường được so sánh như: củ ấu gai, tấm lụa đào, hạt mưa, miếng cau khô...Ca dao yêu thương, tình nghĩa Ca dao yêu thương, tình nghĩa đề cập đến những tình cảm, phẩm chất của người lao động như tình yêu tha thiết mặn nồng với nỗi thương nhớ da diết và ước muốn mãnh liệt, tình nghĩa thủy chung của con người trong cuộc sống…
- Thường lặp lại các mô thức mở đầu : thân em, em như, cô kia, ước gì,...
- Sử dụng nhiều các mô típ biểu tượng : cây đa, bến nước, con đò, bến đợi, ngọn đèn, tấm khăn, cái cầu,...
- Sử dụng phổ biến các biện pháp so sánh, ẩn dụ, cường điệu phóng đại, tương phản đối lập.
- Sử dụng các thể thơ quen thuộc của dân gian (chủ yếu là lục bát).
- Ngôn ngữ mang tính chất lời ăn tiếng nói hàng ngày, tuy rất đời thường nhưng mang nhiều hàm nghĩa sâu sắc...
Ví dụ:
Thân em như củ ấu gai
Bơ vơ giữa chợ biết vào tay ai .
Xem thêm bài viết khác
- Tìm một số bài thơ viết về Mị Châu - Trọng Thủy và nêu lên sức sống lâu bền của Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy
- Soạn văn bài: Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Chiến thắng Mtao Mxây
- Nội dung chính bài Tấm Cám
- Có hai cách đánh giá như sau: a) Trọng Thủy chỉ là một kẻ gián điệp, ngay cả việc yêu Mị Châu cũng chỉ là giả dối
- Soạn văn 10 bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt trang 113
- Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp của thiên nhiên và tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ
- Soạn văn bài: Tóm tắt văn bản tự sự sgk trang 120-122
- Các sản vật và khung cảnh sinh hoạt trong hai câu thơ 5, 6 có gì đáng chú ý? Hai câu thơ cho thấy cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm như thế nào? (Quê mùa, khổ cực? Đạm bạc mà thanh cao? Hòa hợp với tự nhiên?)
- Anh / chị hiểu thế nào là nơi “vắng vẻ”, chốn “lao xao”? Quan điểm của tác giả về “dại” và “khôn” như thế nào? Tác dụng biểu đạt ý của nghệ thuật đối trong hai câu thơ 3 và 4.
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Ca dao hài hước
- Soạn văn bài: Viết bài làm văn số 3: Văn tự sự