Nội dung chính Văn bản văn học
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Văn bản văn học ". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 10 tập 2.
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm
- Văn bản văn học là những văn bản đi sâu phản ánh hiện thực khách quan và khám phá thế giới tình cảm và tư tưởng, thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người
- Được xây dựng bằng ngôn từ nghệ thuật, có hình tượng, có tính thẩm mĩ cao
- Xây dựng theo một phương thức riêng, mỗi văn bản văn học đều thuộc về một thể loại nhất định và theo những quy ước, cách thức của thế loại đó
B. Nội dung chính cụ thể
I- Tiêu chí chủ yêu của văn học
- Văn bản văn học là những văn bản đi sâu phản ánh hiện thực khách quan và khám phá thế giới tình cảm và tư tưởng, thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người
- Được xây dựng bằng ngôn từ nghệ thuật, có hình tượng, có tính thẩm mĩ cao
- Xây dựng theo một phương thức riêng, mỗi văn bản văn học đều thuộc về một thể loại nhất định và theo những quy ước, cách thức của thế loại đó
II- Cấu trúc của văn bản văn học
1. Tầng ngôn từ- từ ngữ âm đến ngữ nghĩa:
Tầng ngôn từ - từ ngữ âm đến ngữ nghĩa là bước đầu để đi vào chiều sâu của văn bản.
2. Tầng hình tượng:
Tầng hình tượng được sáng tạo bởi những chi tiết, cốt truyện, nhân vật, hoàn cảnh, tâm trạng
3. Tầng hàm nghĩa:
Tầng hàm nghĩa mang nghĩa ẩn kín, tiềm tàng của văn bản; cần đi qua các lớp đề tài, chủ đề, tư tưởng, cảm hứng chủ đạo
III- Từ văn bản đến tác phẩm văn học
- Văn bản văn học: các sáng tác của nhà văn, một hệ thống kí hiệu tồn tại khách quan vì chưa thể tác động tới xã hội
- Văn bản văn học trở thành tác phẩm văn học thông qua việc đọc và tiếp nhận những giá trị tiềm ẩn trong văn học; từ đó làm thay đổi suy nghĩ, tình cảm của con người.
Ví dụ:
Truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu bao hàm nhiều ý nghĩa triết lí về con người và cuộc đời thông qua rất nhiều những nghịch lí: Con người, đôi khi vì những "vòng vèo, chùng chình" đã không thể đến được nơi mà mình cần đến, mặc dù nơi ấy ở ngay trước mặt và rồi người ta cứ mải mê đi tìm những giá trị ảo.
Xem thêm bài viết khác
- Anh (chị) rút ra được điều gì qua lời trình bày của Trần Quốc Tuấn với vua về kế sách giữ nước
- Anh (chị) có nhận xét gì về nghệ thuật kể chuyện trong đoạn trích
- Soạn văn 10 bài Các thao tác nghị luận trang 131 sgk
- Nội dung chính bài Lập dàn ý cho bài văn nghị luận trang 89 sgk
- Giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Nỗi thương mình
- Vì sao lại đặt tên nhan đề đoạn trích là Hồi trống Cổ Thành
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Thề nguyền
- Nỗi ”thương mình " của nhân vật có ý nghĩa mới mẻ như thế nào đối với văn học trung đại
- Vì sao có thể nói Nguyễn Trãi là một nhân vật lịch sử vĩ đại?
- Soạn văn 10 tập 2 bài Tóm tắt văn bản thuyết minh trang 69 sgk
- Cảm nhận của anh (chị) về đoạn trích Thề nguyền (Trích Truyện Kiều) của Nguyễn Du
- Nội dung chính bài Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt