Ở những truyện nào tác giả sáng tạo được tình huống truyện đắc sắc?
Câu 6: Ở những truyện nào tác giả sáng tạo được tình huống truyện đắc sắc?
Bài làm:
Những truyện được tác giả sáng tạo tình huống truyện đặc sắc:
Làng: Kim Lân đã đặt nhân vật ông Hai, một người nông dân yêu làng, tự hào về làng đến mức đi tới đâu ông cũng khoe về làng Chợ Dầu của mình, trong tình huống nghe tin làng theo Tây rồi sau đó là tin cải chính để nhân vật có thể bộc lộ hết những suy nghĩ, đấu tranh nội tâm gay gắt của mình về lựa chọn giữa làng - nước. Tình huống truyện đặc sắc cũng đã góp phần thể hiện chủ đề tư tưởng của Kim Lân: tình yêu làng thống nhất với tình yêu nước trong suy nghĩ của những người nông dân thời kỳ chống Pháp.
Lặng lẽ Sapa: Câu chuyện được viết dựa trên tình huống là cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa các nhân vật trong khoảng thời gian ngắn ngủi chỉ 30 phút khi chiếc xe dừng lại trong cuộc hành trình của mình. Qua lời giới thiệu của bác lái xe, ông họa sĩ già và cô kỹ sư trẻ đã gặp và trò chuyện, chia sẻ với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn, lúc nào cũng có cảm giác thèm người. Cuộc gặp gỡ ấy là cơ hội để người đọc nhìn thấy chân dung của những con người đang cống hiến thầm lặng cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc thời chống Mỹ, cũng cho ta thấy một quan niệm sống đẹp từ chính những con người đang miệt mài lao động xây dựng đất nước như anh thanh niên.
Bến quê: Nguyễn Minh Châu đã xây dựng một tình huống truyện đặc sắc khi đặt Nhĩ vào một tình huống đầy nghịch lý. Nhĩ đã đi khắp mọi nơi trên trái đất nhưng đến cuối đời, khi nằm trên giường bệnh, anh mới nhận ra bãi bồi bên kia sống Hồng là anh chưa từng đặt chân đến. Truyện đã đưa ra những suy ngẫm, trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về con người và cuộc đời, thức tỉnh sự trân trọng giá trị cuộc sống gia đình và những vẻ đẹp bình dị của quê hương.
Xem thêm bài viết khác
- Ôn tập về truyện
- Nhận xét về cách diễn tả tình cảm và suy nghĩ bằng hình ảnh của nhà thơ
- Hàm ý của câu in đậm dưới đâu là gì? Vì sao em bé không nói thẳng mà phải sử dụng hàm ý
- Phân tích một khổ thơ mà em thích trong các bài thơ e đã học
- Cách cư xử của Thoóc-tơn dối với Bấc có gì đặc biệt và biểu hiện ở những chi tiết nào?
- Em hãy nêu những dẫn chứng trong thực tế xã hội và nhà trường để làm rõ nhận định điểm mạnh điểm yếu của con người Việt Nam
- Soạn văn bài: Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông- Ten
- Phân tích ý nghĩa tình huống truyện Bến quê
- Cuộc sống hết sức khó khăn của Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang vào thời gian này hiện lên thấp thoáng qua những chi tiết của bức chân dung tự hoạ ấy ra sao
- Xác định vị trí dòng thơ: " Con hỏi:..." ở mỗi phần
- Lời nhắn nhủ của người cha tới con qua bài thơ Nói với con
- So sánh lời ru giữa bài Khúc hát ru những em bé trên lưng mẹ và bài Con cò