Phân tích nhân vật ông họa sĩ
75 lượt xem
c) Phân tích nhân vật ông họa sĩ
(Chú ý: vị trí của nhân vật trong truyện, những suy nghĩ về nghệ thuật và về conngười, cảm xúc trước người thanh niên một mình ở trạm khí tượng.)
Nhân vật này cùng với các nhân vật phụ khác đã góp phần tô đậm hình ảnh người thanh niên trong truyện như thế nào?
Bài làm:
Nhân vật ông họa sĩ:
- Vị trí của nhân vật trong truyện: Mặc dù truyện không kể theo ngôi thứ nhất nhưng điểm nhìn của người kể chuyện lại được đặt ở nhân vật ông họa sĩ.
- Ông có những suy nghĩ rất đẹp về nghệ thuật và con người:
- Ông là một người nghệ sĩ chân chính luôn khao khát nghệ thuật, khát khao sáng tác. Luôn tìm kiếm vẻ đẹp trong cuộc sống để đưa vào nghệ thuật.
- Ông luôn trăn trở phải vẽ được cái gì mà suốt đời mình thích.
- Ông là người nghệ sĩ nhiều kinh nghiệm và óc quan sát tinh tế: (căn phòng, vườn hoa và chân dung anh thanh niên đều được miêu tả qua lăng kính của người họa sĩ).
- Cảm xúc trước nhân vật anh thanh niên:
- Ông họa sĩ là người có trực giác nhạy bén. Ngay từ phút gặp gỡ đầu tiên, người họa sĩ đã phát hiện ra vẻ đẹp tâm hồn của anh thanh niên. Và ngay lập tức người họa sĩ bắt tay vào việc ghi lại chân dung của anh bằng những nét bút kí họa bởi “Gặp một con người như anh ta là một cơ hội hạn hữu cho sáng tác”.
- Từ đó ông tìm được mục đích của người làm nghệ thuật đó là tìm ra vẻ đẹp tiềm ẩn trong con người.
Nhân vật này cùng với các nhân vật phụ khác đã góp phần làm nổi bật “bức chân dung” của anh thanh niên, làm cho chân dung nhân vật chính thêm sáng đẹp và tạo nên chiều sâu tư tưởng.
Xem thêm bài viết khác
- Chỉ ra những yếu tố miêu tả trong đoạn trích sau và nhận xét về tác dụng của chúng.
- Những câu “giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ”; “những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy”,... là nhận xét của ai về nhân vật nào?
- Các mục 1 và 2 của Tuyên bố nêu lên vấn đề gì?
- Phát hiện và sửa lỗi từ ngữ trong câu sau:
- Khung cảnh thiên nhiên được thể hiện như thế nào trong sáu câu thơ đầu? Trong không gian đó, tâm trạng của Kiều ra sao?
- Em hãy cho biết ngoài cách phát triển nghĩa của từ trên cơ sở nghĩa gốc thì còn cách nào khác để phát triển từ vựng?
- Rút ra một số lưu ý về cách sử dụng yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh ( lựa chọn yếu tố miêu tả, miêu tả như thế nào, mức độ miêu tả…)
- Phân tích hiệu quả của biện pháp nghệ thuật so sánh và điệp ngữ trong những câu thơ miêu tả tiếng đàn của Thúy Kiều:
- Đọc văn bản và thực hiện yêu cầu:
- Chọn một mục ở cột A ghép với một mục ở cột B (ghi vào vở) để có được những lưu ý đúng về xưng hô trong hội thoại.
- Soạn văn 9 VNEN bài 3: Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và sự phát triển của trẻ em.
- Qua lời hát ru, hình ảnh người mẹ Tà – ôi hiện lên như thế nào