Em có nhận xét gì về nhan đề bài thơ? Nếu bỏ "bài thơ" thì ý nghĩa nhan đề có thay đổi không?...

  • 1 Đánh giá

B. Hoạt động hình thành kiến thức.

1. Đọc văn bản: Bài thơ về tiểu đội xe không kính.

2. Tìm hiểu văn bản.

a. Em có nhận xét gì về nhan đề bài thơ? Nếu bỏ "bài thơ" thì ý nghĩa nhan đề có thay đổi không?

Bài làm:

Nhan đề:" Bài thơ về tiểu đội xe không kính" gây ấn tượng và gợi suy ngẫm cho người đọc:

  • Rõ ràng đây là một bài thơ, vậy mà tác giả lại ghi là “Bài thơ”. Việc tác giả thêm vào hai chữ "bài thơ" ở đây là muốn thể hiện chất thơ, cái đẹp xuất phát từ hiện thực, từ tâm hồn hào hoa lãng mạn, lạc quan yêu đời của người lính — tuổi trẻ Việt Nam giữa khói bom lửa đạn với đầy niềm tự hào, chiến đấu và chiến thắng.
  • Nhan dề mang đề tài của bài thơ: Tiểu đội xe không kính . Tiểu đội là đơn vị cơ sở nhỏ nhất trong biên chế của quân đội ta. Cái tên gợi cho người đọc tính khốc liệt của chiến tranh. Một cái tên trần trụi, không mĩ miều, hàm súc như bao nhan đề bài thơ khác, đôi lập vói quan niệm cái đẹp văn chương thuần túy. Cái đẹp vói Phạm Tiến Duật là từ trong những diễn biến sôi động của cuộc sống mà ùa vào thơ.

Nếu bỏ hai chữ:" bài thơ" ta sẽ đánh mất đi dụng ý của tác giả khi muốn bộc bạch chất thơ từ chính hiện thực khốc liêt nơi chiến trường. Cụ thể hai chữ “bài thơ” nói lên cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác giả: không phải chỉ viết về những chiếc xe không kính hay là cái khốc liệt của chiến tranh, mà chủ yếu là Phạm Tiến Duật muốn nói lên chất thơ của hiện thực ấy, chất thơ của tuổi trẻ Việt Nam dũng cảm, hiên ngang, vượt lên những thiếu thốn, gian khổ, khắc nghiệt của chiến tranh.

  • 172 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021