Phân tích vẻ đẹp và số phận đầy bi kịch của người phụ nữ qua tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương và qua các đoạn trích Truyện Kiều Bài 2 trang 134 SGK Ngữ văn 9

3.814 lượt xem

KhoaHoc mời các bạn cùng tham khảo đáp án chi tiết Câu 2 trang 134 SGK Ngữ văn 9 được giải đáp chi tiết, chính xác trong bài viết dưới đây.

Câu 2 trang 134 SGK Ngữ văn 9 Phân tích vẻ đẹp và số phận đầy bi kịch của người phụ nữ qua tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương và qua các đoạn trích Truyện Kiều.

Bài làm:

Phân tích vẻ đẹp và số phận đầy bi kịch của người phụ nữ ngắn gọn

a, Vẻ đẹp của người phụ nữ trong hai tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương và Truyện Kiều

- Đẹp về cả nhan sắc và tâm hồn:

  • Kiều: hiếu thảo với cha mẹ, thủy chung với người yêu
  • Vũ Nương: thủy chung với chồng, chăm sóc mẹ già, và con nhỏ chu đáo
  • Luôn nhân hậu, vị tha, có khát vọng về hạnh phúc, công lý, chính nghĩa

b, Bi kịch

- Đau khổ, oan khuất:

  • Vũ Nương bị nghi oan, không minh oan được, phải gieo mình xuống dòng Hoàng Giang
  • Tình yêu tan vỡ: Thúy Kiều không thể trọn vẹn mối tình với Kim Trọng, cuộc đời Kiều lưu lạc 15 năm, trải qua nhiều cay đắng, đau khổ

- Nhân phẩm bị chà đạp: Vũ Nương bị chồng mắng mỏ, phải tự vấn. Thúy Kiều bị coi như món hàng hóa.

Phân tích vẻ đẹp và số phận đầy bi kịch của người phụ nữ ngắn nhất

Vẻ đẹp và số phận đầy bi kịch của người phụ nữ:

- Số phận bi kịch, đau khổ, oan khuất (nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương), bi kịch điển hình của người phụ nữ bị chà đạp nhân phẩm (nhân vật Thúy Kiều trong Truyện Kiều).

- Vẻ đẹp của người phụ nữ: vẻ đẹp nhan sắc và tài năng (chị em Thúy Kiều); vẻ đẹp về tâm hồn; sự hiếu thảo, thủy chung (Vũ Nương, Thúy Kiều); khát vọng tự do, công lí (Thúy Kiều).

Phân tích vẻ đẹp và số phận đầy bi kịch của người phụ nữ mẫu 1

Người phụ nữ qua Chuyện người con gái Nam Xương và Truyện Kiều:

Vẻ đẹp người phụ nữ:

- Nhan sắc tài năng: chị em Thúy Kiều nghiêng nước nghiêng thành, Kiều thì thông minh thiên bẩm, giỏi về cầm kì thi họa. Vũ Nương tư dung tốt đẹp.

- Tâm hồn, tình cảm:

  • Hiếu thảo, thủy chung: Thúy Kiều luôn nhớ thương Kim Trọng, bán mình cứu cha và em. Vũ Nương thủy chung, luôn giữ khuôn phép, chăm sóc mẹ chồng.
  • Khát vọng tự do, chính nghĩa: Thúy Kiều báo ân, báo oán phân minh. Vũ Nương lấy cái chết bày tỏ trong sạch, nhờ Phan Lang nói với chồng lập đàn giải oan.

Bi kịch số phận:

- Chịu đau khổ, oan khuất: Vũ Nương bị nghi oan, không minh oan được, phải gieo mình xuống dòng Hoàng Giang. Kiều phải trải qua bao dâu bể cuộc đời.

- Tình yêu tan vỡ: Tình yêu Thúy Kiều với Kim Trọng tan vỡ.

- Nhân phẩm bị chà đạp : Vũ Nương bị chồng nghi oan.Thúy Kiều bị coi như một món hàng đem ra mua bán, bị giam hãm trong nỗi cô đơn tuyệt vọng.

Phân tích vẻ đẹp và số phận đầy bi kịch của người phụ nữ mẫu 2

Đề tài về người phụ nữ luôn được các nhà văn dành những trang văn ưu ái để viết về họ. Những người phụ nữ trong xã hội phong kiến dù có hoàn cảnh sống khác nhau nhưng đều chịu chung những nỗi đau khổ, những số phận đầy bi kịch. Vũ Nương trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương là một người con gái như vậy.
Vũ Nương có tư dung tốt đẹp, Trương Sinh nhờ mẹ đem một trăm lạng vàng cưới về làm vợ. Khi về làm dâu, nàng là người con thùy mị, nết na, hiếu thảo. Làm vợ Trương Sinh, nàng luôn gìn giữ khuôn phép để vợ chồng không bao giờ phải bất hoà. Nàng chăm sóc mẹ chồng như cha mẹ đẻ, chồng đi lính xa nhà vẫn giữ gìn một tiết chung thuỷ chờ chồng và chăm sóc mẹ già con thơ.
Niềm hạnh phúc đoàn tụ gia đình có lẽ là niềm mong mỏi của tất cả những người phụ nữ có chồng ra chiến trận. Ngày chồng trở về, niềm vui ngắn chẳng tày gang, nàng đã phải chịu nỗi oan khuất vì bị chồng nghi ngờ. Vắng đi người cha trong gia đình, nàng đã an ủi đứa con nhỏ bằng chiếc bóng của mình trên tường vào mỗi tối. Nhưng chỉ vì lời con thơ mà Trương Sinh đã đổ tiếng xấu xa cho nàng, không cần một lời biện minh hay giải thích. Nàng chết trong nỗi oan khuất, tủi nhục của một người vợ thủy chung, son sắt chờ chồng. Để đến khi nàng chết đi, Trương Sinh mới nhận ra được sự thật, đó là giây phút hối hận muộn màng của người ở lại.
Khác với Vũ Nương, Chị em Thuý Kiều sống cuộc sống của con nhà nề nếp, trướng rủ màn che kín đáo mặc cho tường đông ong bướm đi về mặc ai. Hai chị em đều có nhan sắc tuyệt trần. Đặc bệt, Thúy Kiều là người con gái tài sắc vẹn toàn, thông minh vốn sẵn tính trời, một tư chất thiên bẩm không mấy người có được.Nhưng số phận nàng thật nhiều bi kịch, hồng nhan đa truân, sắc đành đòi một, tài đành họa hai.
Gia đình yên ấm bỗng gặp phải tai họa, vì cứu cha và cứu em mà Kiều dã chấp nhận chia cắt mối tình với Kim Trọng, bán mình chuộc cha. Trong những lời cậy nhờ Thúy Vân ở lại chăm lo cha mẹ, ta thấy xót xa hơn cho thân phận nàng, một người con hiếu thảo và thủy chung son sắt trong tình yêu:

Mai sau dù có bao giờ,
Đốt lò hương ấy, so tơ phím này.
Trông ra ngọn cỏ gió cây,
Thấy hiu hiu gió, thì hay chị về.
Hồn còn mang nặng lời thề,
Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai.

Đó là những đau khổ mở màn cho cả một cuộc đời 15 năm lưu lạc sóng gió, trải qua biết bao tủi nhục, khổ đau. Kiều bi coi như một món hàng để mua bán mặc cả của Mã Giám Sinh:

Cò kè bớt một thêm hai
Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm

Thân phận người phụ nữ bị coi rẻ, trở thành món đồ trao đổi với đồng tiền. Xót xa thay người con gái tài sắc.
Bất hạnh này mở đầu cho hàng loạt bất hạnh khác mãi cho tới khi nàng tìm tới sông Tiền Đường để tự vẫn. Dẫu biết kết chuyện Thúy Kiều được về sum họp với gia đình nhưng cả một kiếp người trôi nổi truân chuyên ấy đã vùi dập cả một trang sắc nước hương tài. Độc giả đã khóc cho bao lần chia phôi vĩnh viễn, những tháng ngày sống không bằng chết trong lầu Ngưng Bích, những nỗi tủi nhục vò xé thân mình của Thuý Kiều. Số phận bi đát ấy của người con gái đã khiến muôn đời sau phải thốt lên "Tố Như ơi, lệ chảy quanh thân Kiều.
Có lẽ bi kịch của Vũ Nương và Thúy Kiều không phải là trường hợp cá biệt mà khủng khiếp thay là số phận của bao chị em phụ nữ, là kết quả của bao nhiêu nguyên nhân mà chế độ phong kiến đã sản sinh ra làm số phận của họ thật bi đát. Từ những kiếp đời bạc mệnh ấy Nguyễn Dữ và Nguyễn Du đã góp phần khái quát lên thành lời chung, thành kiếp đau khổ chung của người phụ nữ, mà từ xa xưa số phận ấy cũng đã được thể hiện trong lời ca dao:

" Thân em như hạt mưa sa
Hạt rơi xuống giếng, hạt ra đồng ngoài "

Đó không chỉ là tiếng kêu thương mà còn là lời tố cáo, vạch trần thực trạng xã hội đen tối, thế lực và tiền bạc lộng hành, đồng thời cũng gián tiếp lên án thế lực phong kiến đã đẩy con người vào tình cảnh đau đớn . … Số phận của người phụ nữ hoàn toàn bị phụ thuộc, chà đạp, thậm chí còn bị coi như món hàng.
Tác phẩm đã tố cáo xã hội phong kiến, chế độ nam quyền đã không cho người phụ nữ được quyền sống và quyền bảo vệ hạnh phúc cho mình. Với chế độ nam quyền : " Trọng nam khinh nữ " , người phụ nữ đã bị tước đoạt mọi quyền lợi chính đáng, nhân phẩm họ bị dẻ dúm. Họ bị ràng buồng bởi những lễ giáo fong kiến khắc nghiệt như đạo " tam tòng ". Qua đó, tác giả cũng thể hiện niềm cảm thông, sự xót xa với những người phụ nữ. Nguyễn Dữ và Nguyễn Du đã thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc của mình qua trang viết về Vũ Nương và Kiều.

Chủ đề liên quan
Mới nhất trong tuần
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội