Qua đoạn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt, tìm hàm ý mà tác giả muốn gửi gắm.
322 lượt xem
Hướng dẫn học bài
Câu 1: Trang 153 sgk ngữ văn 12 tập 2
Qua đoạn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt, tìm hàm ý mà tác giả muốn gửi gắm.
Bài làm:
- Trước khi diễn ra cuộc đối thoại giữa hồn và xác, nhà viết kịch đã để cho hồn Trương Ba "ngồi ôm đầu một hồi lâu rồi vụt đứng dậy" với một lời độc thoại đầy khẩn thiết:"Không, không! Tôi không muốn sống như thế này mãi! Tôi chán cái chỗ ở không phải là của tôi lắm rồi! Cái thân kềnh càng, thô lỗ này, ta bắt đầu sợ mi, ta muốn rời xa mi tức khắc! Nếu cái hồn ta có hình thù riêng nhỉ, để nó tách ra khỏi cái xác này, dù chỉ một lát".Rõ ràng hồn Trương Ba đang ở trong tâm trạng vô cùng bức bối, đau khổ những câu cảm thán ngắn, dồn dập cùng với cái ước nguyện khắc khoải c hồn đã nói lên điều đó. Hồn bức bối bởi không thể nào thoát ra khỏi thân xác mà hồn ghê tởm. Hồn ghê tởm không còn là mình nữa. Trương Ba bây giờ đâu còn là một người làm vườn chăm chỉ, hết lòng thương yêu vợ con quan tâm tới hàng xóm láng giềng như ngày trước. Ông Trương Ba được mọi người kính trọng đã chết rồi. Trương Ba bây giờ vụng về, thô lỗ, phũ phàm lắm. Người đọc, người xem càng lúc càng thấy rõ điều đó qua các đối thoại và hồn Trương Ba cũng càng lúc càng rơi vào trạng thái đau khổ, tuyệt vọng.
- Trong cuộc đối thoại với xác anh hàng thịt, hồn Trương Ba ở vào thế yếu, đuối lí, bởi xác nói những điều mà dù muốn hay không muốn thì hồn vẫn phải thừa nhận. Đó là cái đêm khi ông đứng cạnh vợ anh hàng thịt với "tay chân run rẩy", "hơi thở nóng rực", "cố nghẹn lại" và "suýt nữa thì...". Đó là cái lần ông tát thằng con ông "tóe máu mồm máu mũi"... Tất cả đều là sự thật. Xác anh hàng thịt gợi lại tất cả sự thật ấy khiến hồn càng cảm thấy xấu hổ, cảm thấy mình ti tiện.
- Qua đó ta thấy được hàm ý mà tác giả muôn gửi gắm: Hình ảnh của Trương Ba và Xác hàng thịt tác giả muốn để lại một ý nghĩa giáo dục sâu sắc không nên hoán đổi thể xác và trú ngụ vào những nơi không phải là của mình. Cuộc hội thoại trên chỉ làm tăng ý nghĩa của tác giả qua bài viết, tâm hồn của mình không thể bị hoán đổi cho người khác. Được sống làm người quý giá thật, nhưng được sống đúng là minh, sống trọn vẹn với những gì mình có và theo đuổi nó còn quý giá hơn. Sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên với sự hài hòa giữa thể xác lẫn tâm hồn. Con người cần phải biết đấu tranh với nghịch cảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục, để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý.
Xem thêm bài viết khác
- Mở bài Hồn Trương Ba da hàng thịt hay nhất
- Ý nghĩa biểu tượng trong đoạn trích Ông già và biển cả của Ơ. Hê-minh-uê?
- Tại sao phần mở bài, kết bài sau chưa đạt yêu cầu? Anh chị hãy viết lại để cho nó hay hơn, phù hợp hơn
- Diễn đạt trong văn nghị luận
- Trong đoạn trích có hoạt động giao tiếp ở dạng nói giữa hai nhân vật, đồng thười khi người đọc đọc đoạn trích (hoặc cả truyện lão Hạc) lại có một hoạt động giao tiếp nữa
- Soạn Văn Hồn Trương Ba da hàng thịt
- Dàn ý chi tiết bài làm văn số 6 ngữ văn 12: Nghị luận văn học
- Anh (chị) hãy chọn một trong những đề bài sau và viết một bài văn nghị luận ngắn sử dụng từ ngữ, kiểu câu phù hợp
- Phát hiện thứ hai của người nghệ sĩ nhiếp ảnh đầy nghịch lí. Anh đã chứng kiến và có thái độ như thế nào
- Phân tích hình ảnh thơ mộng trữ tình của những dòng sông Việt Nam qua hai bài tùy bút Người lái đò sông Đà và Ai đã đặt tên cho dòng sông
- Nội dung chính bài Thực hành về hàm ý (tiếp theo)
- Nhận xét về thái độ kể chuyện. Ý nghĩa lời trữ tình ngoại đề ở cuối tác phẩm