Sơ đồ tư duy bài 1 Lịch sử 12: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ 2 (1945-1949) Sơ đồ tư duy Lịch sử 12 bài 1

13.083 lượt xem

KhoaHoc mời các bạn cùng theo dõi nội dung bài Sơ đồ tư duy bài 1 Lịch sử 12: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ 2 (1945-1949) để có thể nắm vững kiến thức của bài đồng thời làm quen các dạng câu hỏi trắc nghiệm Sử 12 khác nhau.

A. Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 1

1. Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 1 ngắn gọn

2. Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 1 chi tiết

B. Tóm tắt lý thuyết lịch sử 12 bài 1

I. Hội nghị Ianta (2/1945) và những thỏa thuận của ba cường quốc

1. Hội nghị Ianta:

* Hoàn cảnh triệu tập:

- Đầu năm 1945, chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc, nhiều vấn đề bức thiết đặt ra trước các nước Đồng minh đòi hỏi phải giải quyết, đó là :

  1. Việc nhanh chóng đánh bại các nước phát xít.

  2. Việc tổ chức lại trật tự thế giới sau chiến tranh.

  3. Việc phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.

- Từ ngày 4 – 11/2/1945, một Hội nghị quốc tế được triệu tập tại Ianta (Liên Xô) với sự tham gia dự của những người đứng đầu 3 cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh.

* Nội dung: Hội nghị đã đưa ra những quyết định quan trọng:

- Xác định mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức – Nhật. Để nhanh chóng kết thúc chiến tranh, trong thời gian từ 2 đến 3 tháng sau khi đánh bại nước Đức phát xít, Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á.

- Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình an ninh thế giới.

- Thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít và phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.

* Ý nghĩa: Những quyết định của Hội nghị Ianta đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới từng bước được thiết lập sau chiến tranh, thường gọi là trật tự hai cực Ianta.

II. Sự thành lập Liên hợp quốc

* Sự thành lập:

- Từ ngày 25/4 đến 26/6/1945, một Hội nghị quốc tế lớn gồm đại biểu 50 nước họp tại San Phranxixcô (Mĩ) đã thông qua Hiến chương và tuyên bố thành lập tổ chức Liên hợp quốc.

* Mục đích: Hiến chương nêu rõ mục đích của tổ chức này là duy trì hòa bình và an ninh thế giới; đấu tranh để thúc đẩy, phát triển các mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các nước trên cơ sở tôn trọng quyền bình đẳng và nguyên tắc dân tộc tự quyết.

* Nguyên tắc hoạt động:

- Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.

- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.

- Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất cứ nước nào.

- Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hòa bình.

- Chung sống hòa bình và đảm bảo sự nhất trí giữa 5 nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc).

* Vai trò của LHQ:

- Là một diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

- Thúc đẩy việc giải quyết các vụ tranh chấp, xung đột ở nhiều khu vực.

- Thúc đẩy các mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế.

- Giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, nhân đạo …

III. Sự hình thành hai hệ thống: Tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa

* Việc giải quyết vấn đề nước Đức sau chiến tranh:

- Theo thỏa thuận của Hội nghị Pốtxđam (họp tháng 7 – 8/1945), quân đội 4 nước: Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp phân chia khu vực tạm chiếm đóng nước Đức nhằm tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít, làm cho Đức trở thành một nước hòa bình, dân chủ và thống nhất.

- Ở Tây Đức : Với âm mưu chia cắt lâu dài nước Đức, Mĩ – Anh – Pháp đã hợp nhất các khu vực chiếm đóng của mình, lập ra nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức (9/1949) theo chế độ TBCN.

- Ở Đông Đức: 10/1949, được sự giúp đỡ của Liên Xô, nhà nước Cộng hòa Dân chủ Đức được thành lập theo con đường XHCN.

* Chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới:

- Năm 1945 – 1949, các nước Đông Âu từng bước hoàn thành cuộc cách mạng Dân chủ nhân dân (DCND) và bước vào thời kì xây dựng CNXH.

- Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân (DCND) Đông Âu hợp tác ngày càng chặt chẽ về chính trị, kimh tế, quân sự …

CNXH đã vượt ra khỏi phạm vi một nước và trở thành hệ thống thế giới.

* Mĩ khống chế các nước Tây Âu TBCN:

- Sau chiến tranh, MĨ thực hiện “Kế hoạch phục hưng châu Âu” (Mác-san) viện trợ các nước Tây Âu khôi phục kinh tế, làm cho các nước này ngày càng lệ thuộc vào Mĩ.

Với các sự kiện trên, ở châu Âu đã hình thành 2 khối nước đối lập nhau, Tây Âu TBCN và Đông Âu XHCN.

C. Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 1

Câu 1: Hội nghị cấp cao của ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh từ ngày 4 đến ngày 12 -2- 1945 được tổ chức tại đâu?

  1. Tại Oa-sinh-tơn (Mĩ).

  2. Tại I-an-ta (Liên Xô).

  3. Tại Pổt-xđam (Đức).

  4. Tại Luân Đôn (Anh).

Câu 2: Hiến chương Liên hợp quốc được thông qua tại Hội nghị nào?

  1. Hội nghị Ianta.

  2. Hội nghị Xan Phran-xi-xcô.

  3. Hội nghị Pôt-xđam.

  4. Hội nghị Pari.

Câu 3: Nước Cộng hòa Liên bang Đức được thành lập vào thời gian nào?

  1. Tháng 9 năm 1949.

  2. Tháng 9 năm 1949.

  3. Tháng 10 năm 1949.

  4. Tháng 8 năm 1948.

Câu 4: Đặc điểm nổi bật của trật tự thế giới mới được hình thành trong những năm sau Chiến tranh thế giới thứ II?

  1. Là một trật tự thế giới được thiết lập trên cơ sở các nước tư bản thắng trận áp đặt quyền thống trị dối với các nước bại trận.

  2. Là một trật tự thế giới hoàn toàn do chủ nghĩa tư bản thao túng.

  3. Là một trật tự thế giới có sự phân tuyến triệt để giữa hai phe. Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa.

  4. Là một trật tự thế giới được thiết lập trên cơ sở các nước thắng trận cùng nhau hợp tác để thống trị, bóc lột các nước bại trận và các dân tộc thuộc địa.

Câu 5: Theo quy định của Hội nghị I-an-ta, quân đội nước nào sẽ chiếm đóng các vùng lãnh thổ Tây Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản, Nam Triều Tiên sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

  1. Liên Xô

  2. Anh

  3. Pháp

Câu 6: Trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ II được hình thành, trong thời gian nào?

  1. Từ ngày 4-12/2/1945.

  2. Từ năm 1945- 1947.

  3. Từ năm 1945 -1946.

  4. Từ năm 1946 - 1949.

Câu 7: Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc khi nào và là thành viên thứ mấy của tổ chức này?

  1. Tháng 9/1973, thành viên thứ 148.

  2. Tháng 9/1976, thành viên thứ 146.

  3. Tháng 9/1977. thành viên thứ 149.

  4. Tháng 9/1975, thành viên thứ 147.

Câu 8: Theo tinh thần Hội nghị Pốt-xđam. vùng Tây Bắc và vùng phía Nam nước Đức do nước nào chiếm đóng?

  1. Anh chiếm vùng Tây Bắc, Mĩ chiếm vùng phía Nam.

  2. Trung Quốc chiếm vùng Tây Bắc, Mĩ chiếm vùng phía Nam.

  3. Liên Xô chiếm vùng Tây Bắc, Pháp chiếm vùng phía Nam.

  4. Pháp chiếm vùng Tây Bắc, Liên Xô chiếm vùng phía Nam.

Câu 9: Để kết thúc nhanh chiến tranh ở châu Âu và châu Á - Thái Bình - Dương, ba cường quốc đã thống nhất mục đích gì?

  1. Sử dụng bom nguyên tử để tiêu diệt phát xít Nhật.

  2. Hồng quân Liên Xô nhanh chóng tấn công vào tận sào huyệt của phát xít Đức ở Bec-lin.

  3. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và quân phiệt Nhật.

  4. Tất cả các mục đích trên.

Câu 10: Hội nghị Ianta diễn ra từ:

  1. Ngày 4 đến 11/2/1945

  2. Ngày 2 đến 14/2/1945.

  3. Ngày 2 đến 12/4/1945.

  4. Ngày 12 đến 22/4/ 1945

Câu 11: Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Đức được thành lập vào thời gian nào?

  1. Tháng 9 năm 1949.

  2. Tháng 12 năm 1949.

  3. Tháng 10 năm 1949.

  4. Tháng 1 năm 1950.

Câu 12: Hội đổng Bảo an Liên hợp quốc có bao nhiêu nước thành viên?

  1. 15

  2. 5

  3. 20

  4. 10

Câu 13: Theo quyết nghị của Hội nghị Ianta, Quân đội của những nước nào sẽ làm nhiệm vụ giải giáp chù nghĩa phát xít tại nước Đức?

  1. Anh, Pháp, Liên Xô, Mĩ.

  2. Anh, Liên Xô, Trung Quốc, Mĩ.

  3. Mĩ, Liên Xô, Canada, Pháp.

  4. Mĩ, Pháp, Anh, Canada.

Câu 14: Sự tham gia của Liên Xô trong các nước thường trực Hội dồng Bảo an Liên hợp quổc có ý nghĩa như thế nào?

  1. Thể hiện đây là một tổ chức quốc tế có vai trò quan trọng trong việc duy trì trật tự, hoà bình, an ninh thế giới sau chiến tranh.

  2. Góp phần làm hạn chế sự thao túng của chủ nghĩa tư bản đối với tổ chức Liên hợp quốc.

  3. Khẳng định vai trò tối cao của 5 nước lớn trong tổ chức Liên hợp quốc.

  4. Khẳng định đây là một tổ chức quốc tế quan trọng nhất trong đời sống chính trị quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ II.

Câu 15: Ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh thống nhất thành lập tổ chức Liên hợp quốc tại Hội nghị nào?

  1. Hội nghị I-an-ta (Liên Xô).

  2. Hội nghị Xan-phơ-ran-xi-cô (MĨ).

  3. Hội nghị Pôt-xđam (Đức).

  4. Câu B và C đúng

Câu 16: Có bao nhiêu nước là thành viên sáng lập tổ chức Liên hợp quốc ?

  1. 35.

  2. 48.

  3. 50.

  4. 55

Câu 17: Theo tinh thần của Hội nghị Pốt-xđam, quân đội Liên Xô chiếm đóng vùng nào ở nước Đức?

  1. Vùng lãnh thổ phía Đông nước Đức.

  2. Vùng lãnh thổ phía Tây nước Đức.

  3. Vùng lãnh thổ phía Nam nước Đức.

  4. Vùng lãnh thổ phía Bắc nước Đức.

Câu 18: Hội nghị Pốt-xđam đưọrc triệu tập vào thời gian nào? Ở đâu?

  1. Tháng 7 năm 1945. Ờ Liên Xô.

  2. Tháng 8 năm 1945. Ở Mĩ.

  3. Tháng 10 năm 1945. Ở Đức.

  4. Tháng 7 năm 1945. Ở Đức.

Câu 19: Hội nghị Ianta có ảnh hưởng như thế nào đối với thế giới sau chiến tranh ?

  1. Làm nảy sinh những mâu thuẫn mới giữa các nước đế quốc với các nước đế quốc.

  2. Đánh dấu sự hình thành một trật tự thế giới mới sau chiến tranh.

  3. Trở thành khuôn khổ của một trật tự thế giới, từng bước được thiết lập trong những năm 1945 - 1947.

  4. Là sự kiện đánh dấu sự xác lập vai trò thống trị thế giới của chủ nghĩa đế quốc Mĩ.

Câu 20: Nhiệm vụ chính là duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển mỗi quan hệ giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của các dân tộc và thực hiện hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội và nhân đạo là nhiêm vụ chính của:

  1. Liên minh châu Âu

  2. Hội nghị I-an-ta

  3. ASEAN

  4. Liên hợp quốc

Câu 21: Trật tự thế giới mới theo khuôn khổ thỏa thuận I-an-ta là của những nước nào?

  1. Liên Xô, Anh, Pháp, MI.

  2. Liên Xô, Mĩ, Anh.

  3. Liên Xô, Anh, Pháp, Mĩ, Trung Quốc.

  4. Anh, Pháp, Mĩ.

Câu 22: Một trong những nội dung quan trọng của Hội nghị Ianta là:

  1. Đàm phán, kí kết các hiệp ước với các nước phát xít bại trận.

  2. Các nước thắng trận thoả thuận viêc phân chia Đức thành haỉ nước Đông Đức và Tây Đức.

  3. Ba nước phe Đồng minh bàn bạc, thoả thuận khu vực đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít; phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.

  4. Các nước phát xít Đức, Italia kí văn kiện đầu hàng phe Đồng minh vô điều kiện.

Câu 23: Sự kiện nào dẫn đến sự tan vỡ mối quan hệ Đồng minh chống phát xít giữa Liên Xô và Mĩ?

  1. Sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

  2. Sự ra đời của “Chủ nghĩa Tơ-ru-man” và “Chiến tranh lạnh” (tháng 03 - 1947)

  3. Việc Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử (1949).

  4. Sự ra đời của khối NATO (tháng 9-1949).

Câu 24: Sự hình thành nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức là :

  1. Kết quả của cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do của người dân Đức.

  2. Sự thoả thuận của Anh, Mĩ, Liên Xô tại Hội nghị l-an-ta.

  3. Âm mưu của các nước Anh, Pháp, Mĩ hòng chia cắt lâu dài nước Đức; xây dựng một tiền đồn chống chủ nghĩa xã hội ở châu Âu.

  4. Hậu quả của những chính sách phản động mà Chủ nghĩa phát xít đã thi hành ờ đất nước này.

ĐÁP ÁN

1

B

9

C

17

A

2

B

10

A

18

D

3

B

11

C

19

C

4

C

12

B

20

D

5

C

13

A

21

B

6

B

14

B

22

C

7

C

15

A

23

B

8

A

16

D

24

C

Bài tiếp theo: Sơ đồ tư duy bài 2 Lịch sử 12: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945-1991) Liên Bang Nga (1991-2000)

Sơ đồ tư duy bài 1 Lịch sử 12: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ 2 (1945-1949) được KhoaHoc giới thiệu trên đây sẽ giúp học sinh dễ dàng nắm bắt được kiến thức bài học dễ dàng hơn, làm quen nhiều dạng bài tập, câu hỏi trắc nghiệm khác nhau. Trong chuyên mục Giải Lịch sử 12 gồm tất cả các bài học tương ứng với chương trình học môn Công dân lớp 9 với những câu trả lời đầy đủ cho từng câu hỏi, bài tập trong mỗi bài học nhằm giúp học sinh dễ dàng ôn luyện và nâng cao kiến thức Tài liệu học tập lớp 12.

Cập nhật: 12/09/2022
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội