So sánh ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và ngôn ngữ thơ bà Huyện Thanh Quan qua hai bài thơ Tự Tình và Chiều hôm nhớ nhà.
Câu 3: Trang 116 ngữ văn 11 tập 1
So sánh ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và ngôn ngữ thơ bà Huyện Thanh Quan qua hai bài thơ Tự Tình và Chiều hôm nhớ nhà.
Bài làm:
Hai bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương và Chiều hôm nhớ nhà của Bà Huyện Thanh Quan đều là thể loại thơ thất ngôn bát cú, tuân thủ nghiêm chỉnh luật đối. Cả hai bài đều là những dòng tâm trạng, những nỗi niềm của nhân vật trữ tình, nhẹ nhàng mà sâu lắng.Đó là nỗi buồn về tình duyên lỡ làng của Hồ Xuân Hương và nỗi nhớ thương quê hương của Bà Huyện Thanh Quan.
Tuy nhiên, giữa hai bài thơ có sự khác nhau về ngôn ngữ, cách dùng từ. Bài thơ của Hồ Xuân Hương dùng nhiều từ ngữ trong ngôn ngữ hàng ngày như: tiếng gà văng vẳng, mõ thảm, chuông sầu, những tiềng rền rĩ, khắp mọi chòm…; kể cả những từ ngữ rất khó dùng như: cớ sao om, duyên mõm mòn, già tom. Trong bài chỉ có một câu nhiều từ Hán Việt là: Tài tử văn nhân ai đó tá?. Trong khi bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan lại dùng rất nhiều từ Hán Việt: hoàng hôn, ngư ông, viễn phố, cô thôn, lữ thứ, hàn ôn… nhiều từ ngữ mang tính ước lệ, được dùng nhiều trong thơ cổ như : ngàn mai, dặm liễu. Mặc dù vậy, ngôn ngữ của hai người vẫn có những nét tương đồng đó là những chi tiết mang đậm những nét dân tộc, nó mang một âm điệu nhẹ nhàng và cũng tạo nên cho tác giả những chi tiết đặc sắc và hình ảnh được sử dụng cũng ngày càng phong phú hơn.
Chính những sự khác nhau trên đã tạo ra sự khác nhau về phong cách: Đó chính là bài thơ của Hồ Xuân Hương có phong cách, có xu hướng gần gũi với đám đông hơn. Trong khi đó bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan thì nhã nhặn, đài các, sang trọng nó thể hiện tiếng nói của văn nhân trí thức thượng lưu.
Hai bài thơ là hai tâm trạng của hai con người về những nỗi niềm riêng, chứa đựng những tình cảm sâu sắc của họ. Với phong cách sử dụng ngôn ngữ hay và độc đáo cả hai bài thơ đều là những bài thơ hay, độc đáo và nói lên được tâm trạng của biết bao con người.
Xem thêm bài viết khác
- Đoạn trích có mười sáu lời thoại. Sáu lời thoại đầu có gì khác biệt với những lời thoại sau? Hình thức của các lời thoại đó là gì?
- Nội dung chính bài Chạy giặc
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Hai đứa trẻ
- Cảnh vật trong truyện đã được miêu tả trong không gian và thời gian như thế nào?
- Nói về quan niệm sống của ông cha ta thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, Giáo sư Trần Văn Giàu đã viết: "Cái sống được...
- Lời “chửi” trong hai câu thơ cuối là lời của ai, có ý nghĩa gì?
- Soạn văn bài: Chiếu cầu hiền
- Lời thoại " Chỉ có tên họ chàng là thù địch của em thôi..." cho thấy diễn biến nội tâm phức tạp của Giu -li -ét. Phân tích diễn biến nội tâm của Giu li -ét để làm rõ Sếch -xpia đã miêu tả tuyệt vời tâm trạng người thiếu nữ đang yêu.
- Soạn văn bài: Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Thương vợ
- Nội dung chính bài Bài ca phong cảnh Hương Sơn