Phân tích cái hay của nghệ thuật sử dụng từ ngữ trong bài Câu cá mùa thu
Câu 1 (Phần Luyện tập – trang 22) Phân tích cái hay của nghệ thuật sử dụng từ ngữ trong bài Câu cá mùa thu.
Bài làm:
Thu điếu là bài thơ thuộc loại thơ trữ tình phong cảnh. Bài thơ là một bức tranh đẹp về mùa thu ở làng quê Việt Nam. Một không gian thu trong trẻo, thanh sang và bình yên với những hình ảnh, đường nét xinh xẻo. Trong bài thơ xuất hiện hình ảnh nhân vật trữ tình đầy tâm sự. Đó là một con người có tâm hồn thanh cao, yêu cuộc sống thanh bạch nơi làng quê, dù sống cuộc sống nhàn tản của một ẩn sĩ nhưng trong lòng luôn chất chứa đầy suy tư. Tác giả mượn chuyuện câu cá để bộc lộ tâm trạng. Bài thơ là một bức họa bằng ngôn từ thể hiện đựơc tài năng và tấm lòng của cụ Tam Nguyên Yên Đổ. Vẻ đẹp của nghệ thuật sử dụng từ ngữ trong Câu cá mùa thu được thể hiện trên các phương diện cơ bản sau:
- Những từ ngữ tác giả sử dụng trong bài thơ như: Nước trong veo, bé tẻo teo, khẽ đưa vèo, xanh ngắt, ngõ trúc quanh co, vắng teo trước hết đã thể hiện chính xác, sâu sắc cảnh vật mà Nguyễn Khuyến quan sát, miêu tả trong bức tranh mùa thu. Nó có khả năng giúp người đọc cảm nhận dược phong vị riêng của mùa thu, của nhừng miền quê Việt Nam mà ta đã từng đặt chân đến.
Trong một số bài thơ ở những giai đoạn sau, chúng ta cũng bắt gặp sự sáng tạo trong cách dùng từ, hình ảnh của các nhà thơ để gây ấn tượng về độ rộng, độ cao.
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót.
(Tràng giang - Huy Cân)
Heo hút cồn mây súng ngửa trời.
(Tây tiến - Quang Dũng)
Bức tranh mùa thu lại được tỏ điểm thêm những chi tiết thật sống động.
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo
Và
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
- Thứ hai đó là sử dụng linh hoạt ngôn ngữ, giữa miêu tả không gian động và tĩnh, sự điểm xuyết về thời gian….
- Thứ ba, sử dụng hình ảnh ước lệ tượng trưng. Nói đến mùa thu là nói đến lá vàng, đó là hình ảnh mang tính ước lệ của thi ca cổ. Nguyễn Khuyến cũng không ra ngoài những thông lệ đó. Những hình ảnh lá vàng trong bài thơ gắn với ao chuôm lại mang dáng dấp riêng của Nguyễn Khuyến khi miêu tả về mùa thu. Một chiếc lá vàng rơi cành bởi làn gió rất nhẹ của mùa thu, xoay xoay rồi liệng nhẹ xuống mặt nước. Đó là một chi tiết rất thực, rất sống của cảnh mùa thu ở làng quê Việt Nam qua tài năng quan sát, qua tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ làm tăng thêm chất sống cho cảnh vật mùa thu nơi đây
- Thứ tư, đó là việc khai thác tối đa vỏ ngữ âm của ngôn ngữ: những từ trùng phụ âm đầu đi liền nhau như: bé tẻo teo, lơ lửng, đâu đớp động hay cặp điệp vận teo - teo (cặp 2- 6) vừa tạo ra nhịp điệu bằng bằng vi biến trong những mơ hồ của đời, vừa tạo ra vòng lặp quẩn quanh u sầu trong tâm trạng của chính tác giả.
Xem thêm bài viết khác
- Theo anh/chị, vì sao có thể nói trong văn học từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa? Hãy chỉ ra những biểu hiện phong phú, đa dạng của nội dung nhân đạo trong giai đoạn văn học này
- Soạn văn bài: Luyện tập thao tác lập luận phân tích
- Các từ có nghĩa gốc chỉ bộ phận cơ thể người (đầu, chân, tay, miệng, tim…) có thể chuyển nghĩa để chỉ cả con người. Hãy đặt câu với mỗi từ đó theo nghĩa chỉ cả con người
- Nội dung chính bài Xin lập khoa luật
- Nội dung chính bài: Bản tin
- Dựa vào chú thích trong các văn bản đã học, hãy phân tích tính hàm súc, thâm thúy của điển cố trong những câu thơ sau
- Nội dung chính bài: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (Tiếp theo)
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Bài ca ngắn đi trên bãi cát
- Hãy nêu những nét đặc sắc của phong cách nghệ thuật Thạch Lam qua truyện Hai đứa trẻ
- Phân tích tâm trạng, thái độ của tác giả trước cảnh tượng trường thi. Lời nhắn gọi của Tú Xương ở hai câu thơ cuối có ý nghĩa tư tưởng gì?
- Viết một tin ngắn phản ánh tình hình học tập ở lớp (chú ý những chi tiết cụ thể về thời gian, hoạt động, kết quả, số liệu,...) Bài 3 trang 131 sgk Ngữ văn 11 tập 1
- Nội dung chính bài Hai đứa trẻ