Phân tích những câu thơ nói lên đức tính cao đẹp của bà Tú
Câu 2 (Trang 30 – SGK) Phân tích những câu thơ nói lên đức tính cao đẹp của bà Tú.
Bài làm:
Đức tính cao đẹp của bà Tú được nhà thơ thể hiện khá rõ trong hai câu thừa và hai câu thực.
Phẩm chất cao đẹp của bà Tú càng cao cả hơn trong hoàn cảnh vất vả, cực khổ, gian nan:
Nuôi đủ năm con với một chồng
- Chữ “nuôi” đã đủ để nói lên những gì về một người phụ nữ tần tảo vì gia đình. Lời văn vừa hóm hỉnh nhưng cũng mang nặng nỗi niềm suy tư khi cuộc sống khổ cực như vậy một người chồng như Tú Xương không giúp được nhiều cho bà. Câu thơ cũng nói lên niềm hạnh phúc của một người vợ đảm đang, hi sinh tất cả cho chồng, cho con. Đó như lời Tú Xương nói lên hộ vợ mình vậy.
Ở bà Tú sự đảm đang tháo vát đi liền với đức hi sinh, thể hiện ở việc bất chấp gian khó, chạy vạy buôn bán để nuôi chồng con. Song dường như những lời thơ miêu tả còn chưa đủ, Tú Xương còn bình luận tiếp:
Năm nắng mười mưa dám quản công
- Thành ngữ "năm nắng mười mưa" vốn đã có hàm nghĩa chỉ sự gian lao, vất vả nay được dùng trong trường hợp của bà Tú nó còn nổi bật được đức chịu thương, chịu khó hết lòng vì chồng con của bà Tú. Nhưng với bà Tú đó lại là niềm hạnh phúc của một người vợ vì gia đình. Tú Xương đã thay vợ mình nói lên điều này.
==> Trần Tế Xương nói hộ những nỗi thiệt thòi của vợ nhưng đồng thời cũng thấy rõ cái đức hi sinh của người bạn đời. Người phụ nữ Việt Nam là vậy, bà Tú Xương là vậy, họ coi “giang sơn nhà chồng” là việc của mình, họ tự nguyện gánh vác không so đo oán than.
Xem thêm bài viết khác
- Gỉa sử anh (chị) muốn được vào làm việc ở một nơi mà mình yêu thích. Nhà tuyển dụng tiến hành phỏng vấn có nêu ra câu hỏi: Bạn có thể nói tôi nghe về nhược điểm lớn nhất của mình không? Anh (chị) sẽ trả lời thế nào để ai cũng phải thừa nhận mình trung
- Nhận xét về cốt truyện, nhân vật, lời kể trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam Luyện tập bài 2 trang 136 sgk Ngữ văn 11 tập 1
- Nội dung chính bài Khóc Dương Khuê
- Nhập vai Rô-mê -ô và Giu- li -ét, trình bày lại cảnh gặp gỡ qua hình thức một màn kịch ngắn.
- Tự chọn một đề tài (một danh ngôn hoặc một thành ngữ, tục ngữ có nội dung so sánh chẳng hạn: một kho vàng không bằng một nang chữ) để viết đoạn văn so sánh.
- Lựa chọn từ ngữ thích hợp để dùng vào vị trí bỏ trống trong mỗi câu thơ sau và giải thích lí do lựa chọn
- Vì sao có thể gọi văn học việt nam 30 năm đầu thế kỉ XXn( từ 1900 đến 1930) là văn học giao thời?
- Đây là một bài thơ có nghệ thuật tu từ đặc sắc. Hãy phân tích những biện pháp nghệ thuật tu từ thể hiện nỗi trống vắng của nhà thơ khi bạn qua đời
- Giải thích lí do tác giả sử dụng từ cậy, chịu mà không dùng các từ đồng nghĩa với mỗi từ đó Tìm từ đồng nghĩa với từ cậy, từ chịu trong câu thơ
- Soạn văn bài: Thực hành về thành ngữ, điển cố
- Thạch Lam đã miêu tả cuộc sống và hình ảnh người dân phố huyện ra sao?
- Với những kiến thức đã học về Nguyễn Trãi và Nguyễn Đình Chiểu, anh/chị cảm nhận được điều gì gần gũi về tư tưởng nhân nghĩa giữa hai nhà thơ này? Câu 3 trang 59 SGK Ngữ văn 11