Đọc đoạn trích trong Bình ngô đại cáo và thực hiện các câu hỏi
Luyện tập
Bài tập: (Trang 74 - SGK Ngữ văn 11 tập 1) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các câu hỏi bên dưới:
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác”
Từ Triệu , Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập
Đến Hán, Đường, Tống Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.
(Nguyễn Trãi, Đại cáo bình Ngô)
1. Trong đoạn trích, tác giả đã so sánh “Bắc” với “Nam” về những mặt nào?
2. Từ so sánh, có thể rút ra kết luận gì?
3. Sức thuyết phục của đoạn trích?
Bài làm:
1. Giống nhau: Qua đoạn trích trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi đã khẳng định nước Đại Việt ta có tất cả những điều mà nước Đại Minh có như văn hóa, lãnh thổ, phong tục, chính quyền, hào kiệt… Đó là những điểm tương đồng giữa hai nước, đồng thời Nguyễn Trãi cũng nhấn mạnh sự khác biệt giữa nước ta và Trung Hoa trên các mặt:
- Khác nhau:
- Văn hóa: Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
- Lãnh thổ: Núi sông bờ cõi đã chia
- Phong tục: Phong tục Bắc Nam cũng khác
- Chính quyền riêng: Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập – Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
- Hào kiệt: Song hào kiệt đời nào cũng có
2. Từ những sự so sánh trên có thể rút ra những kết luận sau:
- Thông qua phần so sánh, tác giả muốn khẳng định Đại Việt là một quốc gia độc lập, tự chủ tự cường. VÌ vậy, âm mưu thôn tính sát nhập hai quốc gia Bắc – Nam là trái lại với ý trời, trái với đạo lí.
3. Sức thuyết phục của bài viết:
- Ở bài viết, tác giả đã dùng đối tượng có những nét tương quan để làm nổi bật được yêu cầu và nhiệm vụ của mỗi miền với nhau, trong bài này tác giả đã nói về một mối tương quan và những nét riêng biệt để làm nổi bật đối tượng được dùng để so sánh.
- Trên cơ sở nêu ra những nét giống và khác nhau, tác giả dẫn dắt người đọc đi đến một chân lí, đó là sự tồn tại độc lập của hai quốc gia, không thể hòa lẫn được.
Xem thêm bài viết khác
- Phân tích Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi Phân tích Đại Cáo Bình Ngô + Sơ đồ tư duy
- Với những kiến thức đã học về Nguyễn Trãi và Nguyễn Đình Chiểu, anh/chị cảm nhận được điều gì gần gũi về tư tưởng nhân nghĩa giữa hai nhà thơ này? Câu 3 trang 59 SGK Ngữ văn 11
- Soạn văn bài: Vĩnh biệt cửu trùng đài
- Viết một tin ngắn phản ánh tình hình học tập ở lớp (chú ý những chi tiết cụ thể về thời gian, hoạt động, kết quả, số liệu,...) Bài 3 trang 131 sgk Ngữ văn 11 tập 1
- Trong truyện ngắn Đời thừa, Nam Cao viết: " Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa
- Hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ được tái hiện trong bài văn tế như thế nào?
- Cách chẩn đoán và chữa bệnh của Lê Hữu Trác cùng những diễn biến tâm tư của ông khi kê đơn cho ta hiểu gì về người thầy thuốc này. Câu 3 trang 9 sgk Ngữ văn 11 tập 1
- Các từ có nghĩa gốc chỉ bộ phận cơ thể người (đầu, chân, tay, miệng, tim…) có thể chuyển nghĩa để chỉ cả con người. Hãy đặt câu với mỗi từ đó theo nghĩa chỉ cả con người
- Phân tích ý nghĩa của nhịp điệu bài thơ đối với việc diễn tả cảm xúc và suy tư của nhân vật trữ tình
- Nội dung chính bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
- Phân tích những Chi tiết trong đoạn trích mà anh/chị cho là “đắt” , có tác dụng làm nổi bật giá trị hiện thực của tác phẩm
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Vịnh khoa thi hương