Soạn văn 11 bài Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I trang 208

  • 1 Đánh giá

Bài kiểm tra tổng hợp cuối học kì I sẽ giúp các bạn ôn tập và làm quen với kiểu để và chuẩn bị tốt hơn cho kì thi sắp tới. KhoaHoc xin tóm tắt những kiến thức trọng tâm và hướng dẫn các bạn làm các bài tập sách giáo khoa. MỜi các bạn cùng tham khảo!

I. Hướng dẫn chung: Theo dõi sgk trang 208 Ngữ Văn 12 tập một

II. Gợi ý đề bài

Phần trắc nghiệm (3 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

D

C

C

D

D

C

D

D

B

A

A

D

Phần tự luận (7 điểm - chọn một trong hai đề)

Câu 1: Bàn về lợi ích và hứng thú của việc tự học

Câu 2: Nêu ý kiến của anh (chị) về chủ để truyện ngắn Hai đứa trẻ. Theo anh (chị), đó là câu chuyện về một ngày tàn, một phiên chợ tàn và những cuộc đời tàn tạ hay là câu chuyện về niềm khát khao vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn?

Trả lời

Câu 1:

Mở bài: Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề nghị luận

Thân bài:

  • Giải thích: Tự học là một phương pháp học tập, trong đó người học sẽ tự mình lĩnh hội kiến thức, kinh nghiệm xã hội, lịch sử trong thực tiễn hoạt động.
  • Bàn luận về lợi ích và hứng thú của việc tự học
    • Rèn luyện khả năng làm việc tự lực, có thể làm việc độc lập và tự giải quyết vấn đề của bản thân mình

    • Tự đánh giá được năng lực của bản thân, xem xét đúng thực lực của mình để có thể học một cách vừa đủ, lượng kiến thức tiếp thu cũng không ít đi mà vẫn giữ được hứng thú với việc học tập

    • Sử dụng thời gian linh hoạt vì ta có thế tận dung hầu hết thời gian của mình để tự học: trên xe bus, trên tàu, trong lúc nấu ăn,...

    • Có thể phát hiện điểm yếu, lỗ hổng kiến thức của mình, cũng như biết được mình mạnh chỗ nào vừa khắc phục được điểm yếu, vừa phát huy được điểm mạnh của mình một cách chủ động.
    • Không bị phân tán, dễ tập trung vào công việc; giúp theo đuổi và thực hiện thành công những ý tưởng độc đáo, sáng tạo táo bạo của bản thân.

    • Tự học còn là một cách để rèn luyện tính cách, tâm hồn.

    • Tự học giúp ta có thể tiếp thu lượng kiến thức gấp nhiều lần so với kiến thức trên lớp. Và điều quan trọng nhất là ta có thể học những thứ mình cảm thấy hứng thú, những kỹ năng mềm, những kiến thức mà nhà trường không hề dạy ta.
  • Chúng ta nên tự học như thế nào?
    • Cần có định hướng rõ ràng: mục đích học tập là gì? Thời gian học là bao lâu? Sau mỗi giờ tự học ta cần phải đạt được điều gì?
    • Tự lập kế hoạch tự học: chị tiết cho từng ngày, từng giờ và kết quả nhất định phải đạt được trong khoảng thười gian nhất định
    • Thử kết hợp nhiều hình thức, phương pháp học khác nhau để đạt được hiệu quả tốt nhất
  • Liên hệ với bản thân

Kết bài: Khẳng định lại vai trò và giá trị của việc tự học đối với mỗi người.

Câu 2

Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận và ý kiến của bản thân

Thân bài

  • Giới thiệu về tác giả Thạch Lam: Những yếu tố gia đình, thời đại, con người ảnh hưởng tới sự nghiệp sáng tác của ông
  • Giới thiệu tác phẩm Hai đứa trẻ
  • Khẳng định: Chủ đề của tác phẩm là viết về những cuộc sống của những kiếp người tàn tạ nơi phố huyện
    • Khung cảnh thiên nhiên của phố huyện lúc chiều tàn và cảnh chợ tàn
    • Hình ảnh những đứa trẻ nhà nghèo nhặt nhạnh rác rưởi, những thứ còn có thể dùng được sau phiên chợ
    • Hình ảnh của những kiếp người tàn tạ: mẹ con chị Tí, bác phở Siêu, bà cụ Thi Điên, vợ chồng bác xẩm, hai chị em Liên và An
    • Khung cảnh phố huyện lúc đêm về: bóng tối ngập dần đầy, trong khi ánh sáng chỉ là những hột, những khe, những luồn sáng leo lét => Sự đối lập giữa ánh sáng và bóng tối là ẩn dụ cho sự tăm tối, bế tắc của những kiếp người nơi phố huyện
  • Nhưng đồng thời, tác phẩm cũng là niềm khao khát vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn
    • Việc cả phố huyện chờ đợi chuyến tàu đêm từ Hà Nội về mỗi tối không chỉ để bán thêm được ít hàng, mà còn là khao khát của họ.
    • Con tàu từ Hà Nội về mang theo những thứ hoàn toàn khác biệt với cuộc sống buồn tẻ nơi phố huyện: những khuôn mặt mới, ánh sáng chói lòa, âm thanh mới, lối sống mới
    • Riêng với chị em Liên và An, con tàu đã gợi về quá khứ của một cuộc sống tốt đẹp, đủ đầy thời bố còn có việc làm.
  • Đánh giá: Câu chuyện không có cốt truyện mà chỉ đơn giản là kể lại cuộc sống của những kiếp người nơi phố huyện từ lúc chiều tối cho đến lúc đêm muộn nhưng người đọc vẫn thấy được sự tinh tế trong ngòi bút của Thạch Lam - một tâm hồn nhạy cảm, yêu thương con người.

Kết bài: Khẳng định lại ý kiến nghị luận và liên hệ với thực tế đời sống


  • 6 lượt xem