Soạn giản lược bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc Phần một: Tác giả

  • 1 Đánh giá

Soạn văn 11 bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc Phần một: Tác giả giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn

Nội dung bài soạn

Câu 1:

Những nét chính về cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu:

  • Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) tự là Mạch Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai, sinh ra huyện Bình Dương - tỉnh Gia Định nay thuộc thành phố Hồ Chí Minh.
  • Xuất thân trong một gia đình nhà nho, ông là một người có tấm lòng yêu nước thương dân cả
  • Năm 1833, Nguyễn Đình Chiểu được cha đưa ra Huế ăn học.
  • Năm 1849, ra Huế thi thì được tin mẹ mất. Ông trở về chịu tang mẹ, ông vừa ốm nặng vừa thương khó mẹ nên bị mù cả hai mắt. Ông về quê dạy học và chuyển sang học thuốc.
  • Giặc Pháp dụ dỗ, nhưng ông vẫn giữ tấm lòng son sắt thủy chung với đất nước, nhân dân.

=> Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu là một gương giàu nghị lực, giàu lòng yêu nước và bất khuất, kiên cường trước kẻ thù xâm lược.

Câu 2:

Giá trị thơ văn Nguyễn Đình Chiểu:

  • Lí tưởng đạo đức, nhân nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu mang tinh thần nhân nghĩa của đạo Nho, nhưng lại rất đậm đà tính nhân dân và truyền thống dân tộc.
  • Nội dung trữ tình yêu nước thương dân trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu: sáng tác những tác phẩm xuất sắc đáp ứng yêu cầu cuả cuộc chiến giữ nước buổi ấy. Thơ văn yêu nước chống Pháp của Nguyễn Đình Chiểu ghi lại chân thực một thời đau thương của đất nước, khích lệ lòng căm thù giặc và ý chí cứu nước của nhân dân ta, đồng thời nhiệt liệt biểu dương những anh hùng nghĩa sĩ đã chiến đấu, hi sinh vì tổ quốc.
  • Sắc thái Nam Bộ độc đáo trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu thể hiện rõ ở từng nhân vật trong tác phẩm của ông. Mỗi người Nam Bộ có thể bắt gặp mình ở các nhân vật của ông từ lời ăn tiếng nói, ở sự mộc mạc, chất phác đến tâm hồn nồng nhiệt, chất phác, cách cư xử khoáng đạt hồn nhiên.

Câu 3:

Với những kiến thức đã học về Nguyễn Trãi và Nguyễn Đình Chiểu, anh/chị cảm nhận được rằng cả hai có những điểm gần gũi về tư tưởng nhân nghĩa. Nguyễn Trãi cũng lấy nền tảng của sự nhân nghĩa là quyền lợi của nhân dân. Nhưng đến Nguyễn Đình Chiểu thì phạm trù nhân nghĩa mới thực sự ở rộng đến nhân dân, gần gũi thực sự với nhân dân.

Phần luyện tập

Câu 1:

Gợi ý:

  • Em hiểu được dụng ý của Xuân Diệu về Nguyễn Đình Chiểu qua nhận định: "Cái ưu ái đối với người lao động, sự kính mến họ là một đặc điểm của tâm hồn Đồ Chiểu"
    • Khẳng định đặc điểm cơ bản nhất trong tâm hồn của Nguyễn Đình Chiểu chính là sự ưu ái, kính mến của ông đối với những người dân lao động.
    • Tình cảm ấy xuất phát từ một trái tim giàu lòng yêu thương, luôn gắn bó cuộc đời, sự nghiệp văn học của mình, hướng tới đấu tranh vì quyền lợi cho những con người nghèo khổ, bất hạnh trong cuộc sống. Nhưng chính ông cũng phát hiện ra bản chất tốt đẹp và sự lương thiện ẩn đằng sau vẻ ngoài nhọc nhằn, lam lũ của họ

=> Chính điều ấy đã làm nên sự đặc biệt và sức sống bền bỉ cho các sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu. Thơ văn của ông có sức lay động mãnh liệt tới hàng triệu trái tim cũng là vì thế.


  • 1 lượt xem