Soạn văn bài: Bài ca ngất ngưởng

  • 1 Đánh giá

Bài ca ngất ngưởng là tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Công Trứ. Nguyễn Công Trứ đã phô trương sự ngang tàng, sự phá cách trong lối sống, một lối sống ít xuất hiện trong các nho sĩ lúc bấy giờ. KhoaHoc sẽ tóm tắt những kiến thức trọng tâm và hướng dẫn soạn văn chi tiết các câu hỏi của bài. Mời các bạn cùng tham khảo.

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Tác giả

  • Nguyễn Công Trứ (1778 – 1858), tự là Tồn Chất hiệu là Ngộ Trai, biệt hiệu là Hy Văn.
  • Ông vừa là một nhà quân sự tài ba, vừa là một nhà kinh tế thông minh lại vừa là một nhà thơ lỗi lạc.
  • Ông là một người tính ngông nghênh ngất ngưởng, học rộng tài cao nên sớm đã thi đỗ và ra làm quan.
  • Tuy nhiên cuộc đời làm quan của ông không bằng phẳng mà trải qua cảnh lên voi xuống chó, từ chức quan cao đến anh lính quèn Nguyễn Công Trứ đều đã làm qua.
  • Tác phẩm tiêu biểu của ông: Chí làm trai, Cách ở đời, Bỡn nhân tình

2. Tác phẩm

  • Bài ca ngất ngưởng là tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Công Trứ. Tác phẩm được làm trong thời gian sau khi ông về hưu (năm 1848). Bài thơ được làm theo thể ca trù.
  • Trên cơ sở ý thức về tài năng và nhân cách của bản thân, Nguyễn Công Trứ đã phô trương sự ngang tàng, sự phá cách trong lối sống, một lối sống ít xuất hiện trong các nho sĩ lúc bấy giờ. Giữa cái xã hội mà mọi cá tính đều bị thủ tiêu thì cái tôi "ngất ngưởng" của Nguyễn Công Trứ chẳng những bộc lộ một bản lĩnh cứng cỏi, sự thức tỉnh ý thức cá nhân mà còn thể hiện rõ một nhân sinh quan tiến bộ hiện đại. Bằng giọng điệu khoa trương, ý vị trào phúng đặc biệt của thể thơ hát nói, bài ca đã tạc nên một bức chân dung Nhà thơ - Nhà nho tài tử đầy cá tính giữa đám triều thần phàm tục.
  • Bố cục: 2 phần
    • Phần 1: 6 câu thơ đầu, thể hiện ngất ngưởng của tác giả khi làm quan.
    • Phần 2: còn lại: thể hiện ngất ngưởng của tác giả khi về hưu.

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1 (Trang 39 SGK) Trong Bài ca ngất ngưởng, từ “ngất ngưởng” được sử dụng mấy lần? Anh/chị hãy các định nghĩa của từ “ngất ngưởng” qua các văn cảnh sử dụng đó.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2 (Trang 39 SGK) Dựa vào văn bản Bài ca ngất ngưởng, anh/chị hãy giải thích vì sao Nguyễn Công Trứ biết rằng việc làm quan là gò bó, mất tự do (vào lồng) nhưng vẫn ra làm quan.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 3 (Trang 39 SGK) Ở bài hát nói này, Nguyễn Công Trứ tự kể về mình. Vì sao ông cho mình ngất ngưởng? Ông đánh giá sự ngất ngưởng như thế nào?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 4 (Trang 39 SGK) Hãy chỉ ra những nét tự do của thể tài hát nói so với thơ Đường luật và cho biết ý nghĩa của tính chất tự do đó.

=> Xem hướng dẫn giải

Luyện tập

Bài tập: trang 39 sgk Ngữ Văn 11 tập một

Theo anh (chị), so với Bài ca phong cảnh Hương Sơn (bài đọc thêm, trang 50), Bài ca ngất ngưởng có sự khác biệt gì về mặt từ ngữ?

=> Xem hướng dẫn giải

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học "Bài ca ngất ngưởng"?

=> Xem hướng dẫn giải

Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ

=> Xem hướng dẫn giải

=> Trắc nghiệm ngữ văn 11: bài Bài ca ngất ngưởng


  • 55 lượt xem