Soạn văn bài: Hầu trời

  • 1 Đánh giá

"Hầu trời" (Tản Đà) là một bài thơ thể hiện một cái tôi vừa lãng mạn bay bổng, vừa phóng khoáng, ngông nghênh của đã chinh phục nhiều thế hệ độc giả mới đầu thế kỉ XX. Hôm nay KhoaHoc xin tóm tắt kiến thức trọng tâm và hướng dẫn soạn bài đầy đủ, chi tiết để các bạn cùng tham khảo!

A.KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Tác giả:

  • Tản Đà (1889 -1939): là "con người của hai thế kỉ", tên thật Nguyễn Khắc Hiếu.
  • Quê hương: làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây (nay là Hà Nội). Bút danh Tản Đà được ghép từ núi Tản sông Đà quê hương ông.
  • Sự nghiệp:
    • Từ nhỏ học chữ Hán, sau hai khóa thi Hương hỏng, ông bỏ thi chuyển sang văn chương quốc ngữ.
    • Các tác phẩm tiêu biểu: Khối tình con, Giấc mộng con, Còn chơi…nhiều thể loại sáng tác rất phong phú và đa dạng.
    • Ngòi bút của ông thể hiện cái ngông nghênh, phóng khoáng của cá nhân.

2. Tóm tắt tác phẩm:

"Hầu trời" là bài thơ được in trong tập thơ Còn chơi, xuất bản lần đầu năm 1921. Vào những năm đầu của thế kỉ XX, lãng mạn trở thành những khúc thơ tâm tình của những người tri thức, bấy giờ xã hội thực dân phong kiến lại đầy những u hám, tối tăm và bất công. Người trí thức muốn chống lại song cũng chưa ai có dũng khí để làm, nhà thơ Tản Đà đã sáng tác bài thơ này để thể hiện tấm lòng của mình. Qua bài thơ Tản Đà đã mạnh dạn thể hiện cái tôi cá nhân ngông, phóng túng, tự ý thức về tài năng, giá trị đích thực của mình và khao khát được khẳng định giữa cuộc đời. Bài thơ kể về việc Tản Đà được mời lên thiên đình đọc thơ cho trời và chư tiên cùng nghe, cuộc đọc thơ và đối thọai về trời. Với thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do, giọng điệu thoải mái tự nhiên, ngôn từ bình dân, sống động tác phẩm đã đi vào lòng bạn đọc, chinh phục mọi độc giả khó tính.

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1: Trang 17 sgk ngữ văn 11 tập 2

Anh (chị) hãy phân tích khổ thơ đầu. Cách vào đề của bài thơ gợi cho người đọc cảm giác như thế nào về câu chuyện mà tác giả sắp kể?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: Trang 17 sgk ngữ văn 11 tập 2

Tác giả đã kể lại câu chuyện mình đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe như thế nào? Qua đoạn thơ đó, anh (chị) cảm nhận được những điều gì về cá tính nhà thơ và niềm khao khát chân thành của thi sĩ? Nhận xét về giọng kể của tác giả.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 3: Trang 17 sgk ngữ văn 11 tập 2

Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là cảm hứng lãng mạn, nhưng trong bài lại có một đoạn rất hiện thực.Đó là đoạn thơ nào? Tìm hiểu ý nghĩa đoạn thơ đó. Theo anh (chị), hai nguồn cảm hứng này ở thi sĩ Tản đà có mối liên hệ với nhau như thế nào?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 4: Trang 17 sgk ngữ văn 11 tập 2

Về mặt nghệ thuật, bài thơ này có gì mới và hay?

=> Xem hướng dẫn giải

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong "Hầu trời"

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học "Hầu trời"?

=> Xem hướng dẫn giải

=> Trắc nghiệm ngữ văn 11: bài Hầu trời (P2)


  • 23 lượt xem