Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Chiều tối Giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ Chiều tối

Nội dung
  • 1 Đánh giá

Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật trong bài Chiều tối

KhoaHoc mời các bạn cùng theo dõi đáp án chi tiết cho câu hỏi về Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Chiều tối (Mộ) của Hồ Chí Minh - Ngữ văn 11.

Bài làm:

1. Giá trị nội dung

Khắc họa sinh động hình ảnh thiên nhiên qua cánh chim và chòm mây cùng với hoạt động của con người miền sơn cước khi màn đêm đang dần dần buông xuống

Tấm lòng nhân đạo cao cả, luôn luôn hướng tới ánh sáng, sự sống và tương lai của Bác. Đặt trong hoàn cảnh ra đời của bài thơ, khi đang bị tù đày, gông cùm xiềng xích nhưng tâm hồn của con người ấy vẫn hoàn toàn tự do ta thấy ngời sáng lên vẻ đẹp của người chiến sĩ - nghệ sĩ Hồ Chính Minh. Đó là một tình yêu thiên nhiên, tình thương với những con người cùng khổ trong tâm hồn người thi sĩ và ý chí sắt đá trong suy nghĩ của người chiến sĩ.

=> Bài thơ vừa mang nét đẹp cổ điển, vừa mang nét đẹp hiện đại; là sự kết hợp khéo léo giữa chất thép và chất tình, giữa tinh thần của người thi sĩ và ý chí của người chiến sĩ.

2. Giá trị nghệ thuật

- Bút pháp vừa đậm màu sắc cổ điển vừa thể hiện tinh thần cách mạng thời đại:

  • Cổ điển: Thể thơ tứ tuyệt hàm súc; bút pháp chấm phá, gợi hơn là tả; thi đề, hình ảnh quen thuộc; nhân vật trữ tình hòa hợp với thiên nhiên, ung dung tự tại
  • Hiện đại: Nhân vật trữ tình chiếm vị trí chủ thể trong bức tranh phong cảnh. Tư tưởng và hình tượng thơ vận động từ bóng tối , lạnh lẽo ra ánh sáng, ấm áp, luôn hướng đến sự sống, lạc quan..

- Ngôn ngữ trong bài thơ hàm súc, chân thực nhưng giàu sức gợi, giàu cảm xúc khiến bài thơ không chỉ chân thực mà còn mang cả tâm hồn của con người ấy.

Bác cũng sử dụng các biện pháp tu từ trong bài Chiều tối như: điệp ngữ vòng, ẩn dụ, bút pháp miêu tả thời gian để vừa tả cảnh vừa tả tâm tư của chính mình, gửi gắm nỗi lòng qua từng câu từng chữ.