Trắc nghiệm ngữ văn 11: bài Hầu trời (P2)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 11 bài Hầu trời. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Bút danh Tản Đà được ông tạo ra như thế nào?

  • A. Ghép tên một ngọn núi và tên một con sông ở quê ông.
  • B. Ghép tên một con sông và tên một ngọn núi ở quê ông.
  • C. Ghép tên một thắng cảnh ông yêu thích với tên một thắng cảnh quê ông.
  • D. Ghép tên làng với tên ngọn núi quê ông

Câu 2: Đánh giá nào sau đây đúng với thơ văn Tản Đà ?

  • A. Xu hướng văn học lãng mạn.
  • B. Bộ phận văn học không công khai
  • C. Xu hướng văn học hiện thực.
  • D. Xu hướng văn học yêu nước.

Câu 3: Câu nào dưới đây nói đúng về thơ Tản Đà?

  • A. Mang nhiều âm hưởng của thơ ca dân gian, lấy thơ ca dân gian làm chủ yếu.
  • B. Hoàn toàn xa rời với những yếu tố truyền thống, chạy theo những giá trị mới của thơ văn.
  • C. Vừa tìm về với ngọn nguồn thơ ca dân gian, vừa có những sáng tạo độc đáo tài hoa.
  • D. Còn chịu ảnh hưởng nặng nề của văn học Hán học.

Câu 4: Bài thơ Hầu trời viết theo dạng thức như thế nào?

  • A. Như một câu chuyện hư cấu bằng thơ
  • B. Như một bài thơ trữ tình bình thường
  • C. Như một vở kịch
  • D. Như một bài hành

Câu 5: Bài thơ “Hầu Trời” của Tản Đà thuộc thể loại:

  • A. Thơ trữ tình,
  • B. Thơ trào phúng.
  • C. Thơ văn xuôi
  • D. Thơ tự do

Câu 6: Qua bài thơ Hầu trời, có thể thấy thơ trữ tình buổi giao thời đã thiên về nội dung, tính chất nào?

  • A. Nói chí một cách trịnh trọng
  • B. Tỏ lòng một cách trang nghiêm
  • C. Giãi bày cảm xúc một cách phóng khoáng.
  • D. Tỏ bày cảm xúc một cách lâm li, thống thiết

Câu 7: Bài thơ “Hầu Trời” được in trong tập nào sau đây?

  • A. Khối tình con I
  • B. Giấc mộng con I.
  • C. Còn chơi
  • D. Thơ Tản Đà

Câu 8: Khí văn của Tản Đà được “nhà trời” so sánh với hình ảnh nào?

  • A. Mây chuyển, gió thoảng, sương, mưa sa, tuyết.
  • B. Sao băng, gió thoảng, sương, mưa sa, tuyết,
  • C. Sao băng, mây đen, gió thoảng.
  • D. Mưa, sao trời, gió thoảng, tuyết rơi.

Câu 9: Thái độ nghe đọc đoạn văn của Hằng Nga, Chức Nữ được miêu tả bằng từ ngữ nào?

  • A. Nở dạ
  • B. Lè lưỡi
  • C. Chau đôi mày
  • D. Lắng tai đứng

Câu 10: Nhận xét nào sau đây đúng với giọng điệu bài thơ “Hầu Trời” của Tản Đà ?

  • A. Hùng hồn, mạnh mè, nhiều cảm xúc.
  • B. Thoải mái, tự nhiên, khoáng đạt.
  • C. Buồn thảm, da diết, chứa chan.
  • D. Hóm hỉnh, sôi nổi, ngậm ngùi

Câu 11: Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì?

  • A. Cảm hứng trữ tình xen lẫn với hiện thực.
  • B. Cảm hứng lãng mạn.
  • C. Cảm hứng hiện thực xen lẫn với phê phán,
  • D. Cảm hứng phê phán, hài hước.

Câu 12: Ngôn ngữ trong bài thơ “Hầu trời” như thế nào?

  • A. Hồn nhiên, trong sáng, giàu cảm xúc.
  • B. Trầm lắng, nhẹ nhàng, trau chuốt.
  • C. Vui tươi, giàu nhạc điệu.
  • D. Giản dị, gần gũi lời ăn tiếng nói hàng ngày
Xem đáp án

=> Kiến thức Soạn văn bài: Hầu trời


Trắc nghiệm ngữ văn 11: bài Hầu trời
  • 77 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021