Trắc nghiệm Ngữ Văn 11 bài Chiều tối (Mộ)
Trắc nghiệm bài Chiều tối
KhoaHoc mời các bạn cùng tham gia bài Trắc nghiệm Ngữ Văn 11 bài Chiều tối với các câu hỏi Ngữ văn 11 khác nhau có đáp án, hỗ trợ ôn luyện kiến thức bài học và nâng cao kết quả học tập môn Văn 11.
Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ Văn 11 bài Chiều tối gồm các câu hỏi bám sát nội dung kiến thức trọng tâm của bài học, giúp học sinh nắm vững bài học và làm quen các dạng câu hỏi, bài tập trắc nghiệm Văn 11 khác nhau. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình và đánh giá kết quả mà bạn đạt được. Mời các bạn cùng bắt đầu Trắc nghiệm bài Chiều tối!
Câu 1: Bài thơ được sáng tác theo thể thơ?
- A. Thất ngôn tứ tuyệt
- B. Thất ngôn bát cú
- C. Ngũ ngôn
- D. Thơ tự do
Câu 2: Bài thơ “Chiều tối” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
- A. Lúc vừa mới bị bắt giam
- C. Khi bác được trả tự do
- B. Trên đường Bác chuyển nhà lao
- D. Lúc chiều tối trong nhà lao
Câu 3: Mục đích của Bác Hồ khi viết tập thơ “Nhật kí trong tù” là gì?
- A. Để tuyên truyền cách mạng, vận động quần chúng nhân dân hăng hái tham gia cách mạng.
- B. Để giác ngộ các tầng lớp thanh niên, nâng cao trình độ hoạt động cách mạng cho họ.
- C. Để lên án sự cai trị áp bức bóc lột của thực dân Pháp ở nước ta, kêu gọi sự ủng hộ của nhân dân thế giới.
- D. Để “ngâm ngợi cho khuây” trong những ngày ở tù khi chờ đợi cuộc sống tự do.
Câu 4: Hình ảnh thiếu nữ xay ngô tối và hình ảnh bếp lửa hồng là những hình ảnh thể hiện vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh trong bài vì:
- A. Là những hình ảnh giản dị, gần gũi đời thường.
- B. Cho thấy tình yêu của Bác với những người dân lao động.
- C. Gợi Bác luôn nhớ đến quê hương, đất nước.
- D. Tất cả các ý trên.
Câu 5: Hai câu đầu bài thơ “chiều tối” gợi lên trong lòng người đọc cảm giác gì rõ nhất ?
- A. Sự cô đơn ,trống vắng
- C. Sự mệt mỏi ,cô quạnh
- B. Sự buồn chán hiu hắt
- D. Sự bâng khuâng ,buồn bã
Câu 6: Dòng nào nêu đúng những yếu tố thể hiện màu sắc cổ điển của bài thơ “chiều tối” ?
- A. Thể thơ và cách miêu tả
- B.Thể thơ và thi liệu
- C. Ngôn từ và hình ảnh
- D. Âm hưởng và cách ngắt nhịp
Câu 7: Sự vận động của cảnh vật và con người từ hai câu đầu đến hai câu cuối của bài thơ “chiều tối” cho thấy đặc điểm gì trong tâm hồn Hồ Chí Minh ?
- A. Luôn hưóng tới niềm vui lạc quan ,yêu đời
- B. Luôn hướng tới con người , cảnh vật , lao động
- C. Luôn hướng tới sự sống ,ánh sáng ,tương lai
- D. luôn hướng tới lao động ,hoạt động ,vận động.
Câu 8: Hình ảnh nào không có trong hai câu thơ đầu của nguyên tác bài Mộ của Hồ Chí Minh?
- A. Mây.
- B. Núi.
- C. Cây.
- D. Chim.
Câu 9: Buổi chiều chim bay về tổ là hình ảnh quen thuộc trong thơ ca truyền thống , chẳng hạn :
- Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi
- Chim hôm thoi thót về rừng
- Chim bay về núi tối rồi
Dòng nào sau đây nêu đúng tên các tác giả xếp theo thứ tự các câu thơ trên?
- A. Nguyễn Du, ca dao , Bà Huyện Thanh Quan
- B. Bà Huyện Thanh Quan ,ca dao, Nguyễn Du
- C. Bà Huyện Thanh Quan , Nguyễn Du, ca dao
- D. Ca dao, Bà Huyện Thanh Quan , Nguyễn Du
Câu 10: Nội dung nào sau đây không phải nội dung bài "Chiều tối"?
- A. "Chiều tối" thể hiện nghị lực lớn của Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh tù đày.
- B. "Chiều tối" thể hiện niềm vui quên mình của người tù Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh tù đày.
- C. "Chiều tối" thể hiện sự bất công của chế độ nhà tù Tưởng Giới Thạch
- D. "Chiều tối" thể hiện tâm hồn chan hoà thiên nhiên của người tù cộng sản Hồ Chí Minh.
Câu 11: Trong các bài thơ sau, bài thơ nào viết về buổi chiều nhưng trong các dòng thơ không có chữ chiều ?
- A. Chiều xuân.
- B. Nhớ đồng.
- C. Lai Tân.
- D. Chiều tối.
Câu 12: Hình ảnh "sơn thôn thiếu nữ" trong bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh có ý nghĩa như thế nào?
- A. Cảnh vật con người phải sống quanh quẩn, mờ nhạt nơi núi rừng khiến nhân vật trữ tình động lòng thương xót.
- B. Vẻ đẹp của sự sống con người làm cho bức tranh chiều tối đang buồn bỗng trở nên tươi vui, ấm áp.
- C. Không có tác động gì đến khung cảnh.
- D. Sự xuất hiện của hình ảnh con người quá nhỏ bé, làm cho cảnh thêm lạnh lẽo, hoang vu.
=> Kiến thức Soạn văn 11 bài: Chiều tối (Mộ) trang 41 sgk
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm Ngữ Văn 11 bài Người trong bao Trắc nghiệm Người trong bao có đáp án
- Trắc nghiệm ngữ văn 11 bài: Thao tác lập luận bình luận
- Trắc nghiệm ngữ văn 11: phần ôn tập văn học trung đại Việt Nam
- Trắc nghiệm ngữ văn 11 bài: Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ
- Trắc nghiệm ngữ văn 11: bài Chí Phèo
- Trắc nghiệm ngữ văn 11: bài Tôi yêu em
- Trắc nghiệm ngữ văn 11: bài Chữ người tử tù
- Trắc nghiệm ngữ văn 11 bài: Nghĩa của câu (tiếp theo)
- Trắc nghiệm Ngữ Văn 11 bài Chiều tối (Mộ) Trắc nghiệm bài Chiều tối có đáp án
- Trắc nghiệm ngữ văn 11: bài Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945
- Trắc nghiệm ngữ văn 11: bài Vội vàng (P1)
- Trắc nghiệm ngữ văn 11 bài: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân